Cáo thị thời xưa phác họa chân dung sơ sài nhưng lại khiến tội phạm khó trốn thoát, vì sao?
Mang thanh kiếm gỗ từng đào được trong mộ tổ đi thẩm định, cứ ngỡ bảo vật hóa ra lại là việc ‘đại kỵ’ / Cảnh báo xuất hiện cơn bão Mặt trời cực đại gây ra cực quang đầy màu sắc
Nếu là fan của những bộ phim cổ trang Trung Quốc thì có lẽ chúng ta không còn xa lạ gì với những cảnh dán cáo thị truy tìm tội phạm. Đây thực ra là một chi tiết lấy cảm hứng từ thực tế tại Trung Quốc thời phong kiến. Khi đó, người ta thường cho các họa sĩ vẽ lại chân dung của tên tội phạm rồi dán khắp nơi để truy tìm.
Tuy nhiên, tấm cáo thị thực ra chỉ là một trong các yếu tố hỗ trợ tìm ra tội phạm bỏ trốn còn chủ yếu quan phủ vẫn dựa vào 3 yếu tố:
Nếu thời nay có căn cước công dân thì thời xưa cũng có giấy chứng minh thân phận. Nếu muốn thuê quán trọ thì phải đưa giấy này ra để chứng minh thân phận. Tùy theo thân phận, địa vị sẽ có giấy tờ khác nhau, như bùa hổ, bùa cá, thẻ răng, thẻ thắt lưng,… Vì không thể trưng giấy này ra nên các tên tội phạm sẽ phải lang thang, ẩn dật tại nơi đầu đường xó chợ hoặc những ngôi miếu hoang, chưa kể khó khăn trong việc mua bán thực phẩm. Do đó việc bị tóm gọn chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.
2. Quy chế tội liên đới
Luật pháp thời phong kiến Trung Quốc đã có những quy định nghiêm khắc đối với những ai có hành vi che giấu tội phạm. Ví dụ như vào thời nhà Tần, cứ 10 hộ gia đình sẽ được quy thành 1 giáp (1 kiểu biên chế hộ khẩu thời xưa). Trong giáp này nếu có người phạm tội thì 9 hộ còn lại phải báo cáo lên quan trên, nếu không sẽ bị xử tội tương đương. Kể cả có 1 hộ không báo cáo thì 8 hộ còn lại nhất định sẽ có người vì sợ liên đới mà đi báo quan.
3. Tiền thưởng
Trao thưởng cho người bắt được tội phạm là một cách thức không bao giờ "lỗi mốt". Cáo thị ngoài ảnh chân dung còn có ghi rõ số tiền thưởng nếu tìm được phạm nhân bỏ trốn. Trường hợp giao nộp được tên tội phạm cho quan phủ thì số tiền thưởng sẽ còn cao hơn nữa. Thường thì tiền thưởng dao động trong khoảng 100 - 1.000 lượng bạc 0 khoản tiền khá lớn vào thời đó. Vì vậy mà nhiều người dốc sức truy tìm tội phạm để có thể có thêm tiền trang trải cuộc sống của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ