Cây độc: Cam thảo dây có hạt rất đẹp để trang trí, nhưng lại chứa chất độc 'chết người'
Cây độc: Cà độc dược trồng phổ biến làm cảnh nhưng lại chứa chất độc bảng A / Cây độc: Ngộ nghĩnh như sừng trâu nhưng có thể giết người trong vòng 48 tiếng
Cam thảo dây còn gọi là tương tư tử, tương tự đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi, ang krang, angkreng (Campuchia). Tên khoa học Abrus precatorius L. (Abrus minor et pauciflorus., Glycine abrus L.).
Cam thảo dây là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15 - 24cm, gồm 8 - 20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5 - 20mm rộng 3 - 8mm. Hoa cam thảo dây có màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm. Quả thon dài 5cm, rộng 12 - 15mm, dày 7 - 8mm, mặt có lông ngắn hạt từ 3 - 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn xung quanh tễ.
Cam thảo dây mọc hoang nên khắp nơi trồng cây này. Tại Hà Nội người ta bán thành từng bó dày và lá cam thảo. Rễ của cam thảo dây ít thấy ở thị trường. Hạt ít thấy bán hơn.
Cam thảo dây có nhiều công dụng trong y học, rễ, thân và lá được người dân nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, châu Á dùng thay vị cam thảo bắc trong các đơn thuốc. Tuy nhiên do hoạt chất không giống nhau hẳn, cho nên việc thay thế chưa hoàn toàn hợp lý. Nên chú ý trồng cây cam thảo để dùng.
Tại Xênêgan, những người ca hát thường nhai lá cây này cho ngọt giọng. Tại Đông châu Phi, một số dân tộc dùng lá chữa rắn độc cắn.
Hạt thường dùng ngoài làm thuốc sát trùng. Giã hạt cho nhỏ, đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên có độc cần chú ý...
Điều đặc biệt là hạt cây cam thảo dây thuộc loại quả đậu dẹt chứa từ 3 - 7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen trông rất đẹp nên thường được dùng làm vòng đeo tay, vòng cổ, làm đồ trang trí hay trong các bộ gõ (âm nhạc). Thậm chí hồi năm 2011 chúng còn có mặt trong cửa hàng lưu niệm của vườn bách thảo trong nhà khổng lồ của Anh, Eden Project.
Tuy nhiên, hạt của cam thảo dây lại là một cây độc nguy hiểm chứa các chất có độc tính cao, may mắn là hạt đậu này có vỏ rất cứng khiến độc tố không xâm nhập vào da, gây nguy hiểm cho cơ thể. Có trường hợp nạn nhân ăn phải hạt đậu đã bị tán thành bột, nhưng may được cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách