Cây độc: Chuyên gia khuyến cáo nên tránh xa, nhưng môn kiểng vẫn được trồng trong nhà
Cây độc: Chỉ chạm nhẹ cũng đau đớn như 'axit nóng và điện giật cùng một lúc' / Cây độc: Hình dáng rất giống với hoa hồi gia vị nhưng ăn vào là ngộ độc
Cây môn kiểng (môn cảnh) hay cây môn lá đỏ, môn đốm, … có tên khoa học là Caladium biccolor. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Brazil và quần đảo Tây Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng, cây môn kiểng không có thân trên mặt đất, lá và cụm hoa được mọc ra trên một cuống dài 15 – 30 cm phát sinh trực tiếp từ thân củ ngầm. Lá hình khiên rộng, thuôn tù có mũi ở đỉnh, gốc chia thuỳ sâu dạng tim, tròn.

Cuống lá dài gấp 3-7 lần phiến lá, mảnh cong và gốc có bẹ. Màu sắc lá rất hấp dẫn, phiến xanh có nhiều đốm đỏ, hồng, trắng xen lẫn nhau, lớn nhỏ không đều làm cho mặt lá khá rực rỡ.

Tuỳ theo màu sắc các đốm mà chia ra nhiều chủng và dạng môn kiểng khác nhau. Cụm hoa cây môn kiểng dạng bông mo. Bông mập, ngắn hơn mo. Quả môn đốm màu trắng nhỏ là kết quả cuối cùng của hoa trên bông mo.

Môn cảnh là cây ưa thích khí hậu nóng ẩm và đầy đủ ánh sáng, cây thích hợp trồng trong bóng râm kị ánh nắng gắt và không khí khô, không chịu được rét.
Cây môn cảnh là cây cảnh lá, thích hợp trồng trong bóng râm vì thế có thể làm cây trang trí nội thất hay trồng chậu làm cây để bàn làm việc, phòng khách, hành lang, cửa sổ… Lá cây môn kiểng có thể giữ được vài ngày phục vụ cho cắm hoa.
Ngoài ra, cây môn kiểng thường được trồng viền, thảm cây, bụi cây trang trí trong sân vườn.


Giống cây môn trường sinh và vạn niên thanh, cây môn kiểng cũng nằm trong họ cây ráy, và cũng chứa chất độc Calcium Oxalate ở tất cả các bộ phận của cây. Các nhà khoa học khuyến cáo tuyệt đối không được ăn hay để da trực tiếp chạm phải nhựa cây môn kiểng.

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị sư tử ngoạm chặt cổ, linh cẩu vẫn có màn thoát thân siêu ngầu
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon