Cây độc: Loài hoa biểu tượng cho sự chung thủy như Lưu ly cũng chứa độc dược nguy hiểm
Cây độc: Ngoắt nghẻo - loài hoa đẹp trong “hồ sơ thần chết” ở Việt Nam / Cây độc: 'Thần chết ẩn nấp' trong loài hoa nhút nhát luôn cúi gằm mặt
Hoa lưu ly là tên gọi của một chi thực vật (tên khoa học là Myosotis) trong một họ thực vật có hoa là họ Mồ hôi (Boraginaceae - lấy theo tên cây mồ hôi Borago officinalis), tuy nhiên trong các văn bản về thực vật bằng tiếng Việt gọi nó là họ Vòi voi nhiều hơn, lấy theo tên loài vòi voi là Heliotropium indicum). Tên gọi khoa học của chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là "tai chuột", theo hình dáng lá.
Có khoảng 50 loài lưu ly, chúng khác biệt nhau một cách đáng kể. Tuy nhiên, một lượng lớn các loài lưu ly có chung các đặc điểm: Hoa màu lam-tím, nhỏ (đường kính 1 cm) với 5 cánh hoa mọc dày đặc trên các thân cây bò lan um tùm, ra hoa vào mùa xuân. Các loại màu sắc khác của hoa như màu hồng hay trắng cũng không phải là bất thường trong nhóm này.
Hoa lưu ly mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân, đài có lông, tràng màu hồng sau chuyển thành màu lam, thơm, có ống dài bằng các thùy, phía trên xẻ 5 thùy.
Các loài lưu ly có thể là cây một năm hoặc cây lâu năm. Hệ thống bộ rễ của lưu ly là rễ chùm. Hạt của loài hoa này được tìm thấy trong các quả dạng quả đậu nhỏ, hình tulip dọc theo thân tới hoa. Quả đậu bám vào quần áo khi va chạm phải chúng và cuối cùng rơi xuống đất, giải phóng các hạt nhỏ để chúng có thể nảy mầm ở mọi nơi.
Với vẻ đẹp xinh xắn, ưa nhìn nên hoa lưu ly thường được được trồng trong vườn làm cảnh hoặc trưng bày để tôn thêm vẻ đẹp cho không gian trong nhà.
Các loài lưu ly khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhưng tập trung nhiều ở New Zealand, mặc dù một hoặc hai loài có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt là loài lưu ly rừng (Myosotis sylvatica) đã được đưa vào nhiều khu vực ôn đới của châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Loài lưu ly đầm lầy (Myosotis scorpioides) còn được gọi là cỏ bò cạp.
Ngoài vẻ đẹp quyến rũ vốn có, hoa lưu ly được nhiều người yêu mến cũng bởi đây là loài hoa tượng trưng cho niềm hy vọng về một mối tình chung thủy. Nhưng cũng giống như cà độc dược, hoa lưu ly chứa chất độc có thể gây ngứa, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, ảo giác và hôn mê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?