Cây thị có tuổi thọ cao nhất Việt Nam: Là cây di sản, các vị quan xưa đi qua đều phải xuống ngựa
Cây sanh có niên đại hơn 1000 năm - kiệt tác của tự nhiên: Cao khoảng 27m, cả làng xem là ‘báu vật’ / Cây gỗ có biệt danh là ‘Vua của các loại gỗ’ sinh trưởng hàng nghìn năm, được giới nhà giàu săn đón
Cây thị cổ thụ
Cây thị hơn 1000 năm tuổi ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) như một người khổng lồ sừng sững, mang trên mình những trầm tích của thời gian.
Vào năm 2016, cây thị được công được vinh danh là cây di sản Việt Nam nhờ đáp ứng được các tiêu chí như: Cây mọc tự nhiên, sống trên 200 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân còn đối với các cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 25 m, chu vi trên 15 m), có hình dáng đặc sắc.
Cây thị có gốc to đến cả chục người ôm không xuể, từng mảng rễ xù xì, gồ ghề, u cục nổi quanh gốc và những lớp vỏ dày tróc ra từng mảng. Giữa thân cây thị còn thủng lỗ chỗ những mảng lớn, ngay cả những cành trên ngọn cũng bám rêu mốc, nhuốm màu thời gian. Cũng nhờ thế mà nơi đây thu hút được không ít du khách đến tham quan, ai nấy đều vô cùng sửng sốt trước vẻ kỳ vĩ của cây thị già tuổi đời hàng nghìn năm.
Vào những năm chiến tranh, giặc ném bom dữ dội, gốc thị già trở thành nơi họp hội dân quân du kích, bày binh, bố trận để chiến đấu. Cây chính là chứng nhân lịch sử trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc, là vị cứu tinh che chở cho dân làng.
Hằng năm, tầm tháng 8, tháng 9 hàng năm là mùa thị chín, người dân đi qua đây vẫn được hít hà mùi thơm ngào ngạt của những trái thị thơm. Cây thị cổ thụ được xem là một tài sản vô giá, là linh hồn của người Thái Mai Châu.
Theo chia sẻ của những già làng ở đây, vào thời xa xưa, các vị quan lang đi qua cây thị cổ thụ đều phải xuống ngựa dắt qua. Ngày nay, vào dịp lễ hội Xên Mường hàng năm, thầy mo trước tiên phải thực hiện nghi lễ cúng tại gốc thị sau đó mới quay về đình làng Bôn hành lễ.
Đến hiện tại, cây thị vẫn vẹn nguyên sức sống, tỏa bóng xanh mát nhờ được người dân chăm sóc kĩ càng. Cả khu xóm thay nhau đến tưới cây, quét dọn phần lá rụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?