Khám phá

Chân dung Từ Hải trong sử sách

DNVN - Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển.

Chân dung côn trùng ‘dọa’ chim bằng ‘đôi mắt giả’ / Chân dung kỹ nữ khiến nhà Đường suýt bị diệt vong

Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Ảnh: Wikipedia.

Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu. Trong chính sử, Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Ảnh: Wikipedia.

Trong sách sử Trung Quốc, Từ Hải là giang hồ rất mưu lược, xuất quỷ nhập thần. Tuy vậy, sau này, Từ Hải mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, dẫn tới diệt vong. Ảnh: Wikipedia.

Trong sách sử Trung Quốc, Từ Hải là giang hồ rất mưu lược, xuất quỷ nhập thần. Tuy vậy, sau này, Từ Hải mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, dẫn tới diệt vong. Ảnh: Wikipedia.

Theo Minh sử, vào khoảng năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Từ Hải tập hợp cướp biển chống lại quân đội triều đình. Từ Hải cùng Trần Đông, Ma Diệp đưa hơn chục nghìn cướp biển, chia làm 3 cánh tấn công Chiết Giang. Sau đó, liên quân Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, nội bộ chia rẽ, thất bại. Bước đường cùng, Từ Hải nhảy xuống sông tự tử. Về cái chết của Từ Hải, sử sách Trung Quốc chỉ chép 7 chữ "Hải quẫn thậm, toại trầm hà tử" (Hải đường cùng, bèn nhảy xuống sông chết). Ảnh: NXB Hội nhà văn.

Theo Minh sử, vào khoảng năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Từ Hải tập hợp cướp biển chống lại quân đội triều đình. Từ Hải cùng Trần Đông, Ma Diệp đưa hơn chục nghìn cướp biển, chia làm 3 cánh tấn công Chiết Giang. Sau đó, liên quân Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, nội bộ chia rẽ, thất bại. Bước đường cùng, Từ Hải nhảy xuống sông tự tử. Về cái chết của Từ Hải, sử sách Trung Quốc chỉ chép 7 chữ "Hải quẫn thậm, toại trầm hà tử" (Hải đường cùng, bèn nhảy xuống sông chết). Ảnh: NXB Hội nhà văn.

Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, để dụ hàng Từ Hải, Hồ Tôn Hiến phái một viên thái học sinh tên La Long Văn, người quen cũ, đồng hương với Từ Hải tìm cách ở lại trong nội bộ để nắm nội tình. La Long Văn thực hiện kế ly gián giữa Từ Hải với Trần Đông, Ma Diệp bằng cách cố ý ăn chia không đồng đều, nói xấu, đâm chọc khiến cho nội bộ nghi ngờ nhau. Sau khi nắm được thông tin Từ Hải rất thương yêu và nghe lời phu nhân Vương Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến lập tức cho đem thư chiêu hàng cùng rất nhiều châu báu, đồ nữ trang quý giá đến dâng Từ Hải để tỏ thành ý. Dưới nhiều áp lực đến từ trong và ngoài, thêm Thúy Kiều khuyên nhủ, Từ Hải quyết ý quy thuận. Sau khi Từ Hải chiêu hàng, Hồ Tôn Hiến từng bước tiêu diệt liên quân của Từ Hải là Trần Đông và Ma Diệp, lực lượng của Từ Hải cũng suy yếu từ đây. Ảnh: Wikipedia.

Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, để dụ hàng Từ Hải, Hồ Tôn Hiến phái một viên thái học sinh tên La Long Văn, người quen cũ, đồng hương với Từ Hải tìm cách ở lại trong nội bộ để nắm nội tình. La Long Văn thực hiện kế ly gián giữa Từ Hải với Trần Đông, Ma Diệp bằng cách cố ý ăn chia không đồng đều, nói xấu, đâm chọc khiến cho nội bộ nghi ngờ nhau. Sau khi nắm được thông tin Từ Hải rất thương yêu và nghe lời phu nhân Vương Thúy Kiều, Hồ Tôn Hiến lập tức cho đem thư chiêu hàng cùng rất nhiều châu báu, đồ nữ trang quý giá đến dâng Từ Hải để tỏ thành ý. Dưới nhiều áp lực đến từ trong và ngoài, thêm Thúy Kiều khuyên nhủ, Từ Hải quyết ý quy thuận. Sau khi Từ Hải chiêu hàng, Hồ Tôn Hiến từng bước tiêu diệt liên quân của Từ Hải là Trần Đông và Ma Diệp, lực lượng của Từ Hải cũng suy yếu từ đây. Ảnh: Wikipedia.

Theo Minh sử, diệt được Từ Hải, quân Minh đại thắng. Vua Gia Tĩnh (Minh Thế Tông) rất mừng, cho làm lễ tế cáo thái miếu, thăng Hồ Tôn Hiến lên chức Hữu Ðô Ngự sử, ban thưởng vàng bạc. Từ một nhân vật có thật, Từ Hải về sau được nhà văn Thanh Tâm Tài Nhân tiểu thuyết hóa trong cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện. Cuốn tiểu thuyết này truyền cảm hứng để nhà thơ Nguyễn Du sáng tác nên Truyện Kiều ở nước ta. NXB Hội Nhà văn.

Theo Minh sử, diệt được Từ Hải, quân Minh đại thắng. Vua Gia Tĩnh (Minh Thế Tông) rất mừng, cho làm lễ tế cáo thái miếu, thăng Hồ Tôn Hiến lên chức Hữu Ðô Ngự sử, ban thưởng vàng bạc. Từ một nhân vật có thật, Từ Hải về sau được nhà văn Thanh Tâm Tài Nhân tiểu thuyết hóa trong cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện. Cuốn tiểu thuyết này truyền cảm hứng để nhà thơ Nguyễn Du sáng tác nên Truyện Kiều ở nước ta. NXB Hội Nhà văn.

Kim Vân Kiều là tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, sống vào thời nhà Minh, Trung Quốc. Tác phẩm được biên soạn vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Tiểu thuyết này có tất cả 20 hồi. Ảnh: NXB Văn hóa - Văn nghệ.

Kim Vân Kiều là tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân, sống vào thời nhà Minh, Trung Quốc. Tác phẩm được biên soạn vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Tiểu thuyết này có tất cả 20 hồi. Ảnh: NXB Văn hóa - Văn nghệ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm