Khám phá

Chạy đua tìm sự sống ngoài hành tinh

Trung Quốc hôm 25/9/2016 chính thức vận hành kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, từ đó nêu bật tham vọng không gian ngày càng lớn và mong muốn tìm chỗ đứng trong cộng đồng khoa học quốc tế của nước này.

Bí ẩn về hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi / Mộ phần của 300 quái vật cổ đại chứa "thần dược" cho con người

Theo AP, hàng trăm nhà thiên văn và người quan tâm đã theo dõi sự kiện kính viễn vọng gọi tắt là FAST nói trên đi vào hoạt động ở huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu. Các nhà nghiên cứu cho biết FAST sẽ tìm kiếm sóng hấp dẫn, nhận biết tín hiệu phát ra từ các ngôi sao, thiên hà cũng như dò tìm sự sống ngoài hành tinh.

Đài CCTV cho biết trong lần thử nghiệm gần đây, FAST đã nhận được tín hiệu vô tuyến từ một ẩn tinh cách trái đất 1.351 năm ánh sáng. Với đường kính 500 m, FAST có tầm quan sát lớn gần gấp đôi đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico - có đường kính 300 m và được sử dụng để nghiên cứu các vì sao. Ngoài ra, so với Arecibo, FAST có độ nhạy mạnh gấp đôi và tốc độ khảo sát nhanh hơn 5-10 lần.

Kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ của Trung Quốc mới vận hành hôm 25/9/2016 Ảnh: AP

Kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ của Trung Quốc mới vận hành hôm 25/9/2016 Ảnh: AP

Theo AP, Bắc Kinh đã đổ hàng tỉ USD vào những dự án khoa học đầy tham vọng như vậy, bên cạnh chương trình không gian được quân đội hậu thuẫn. Hồi đầu tháng 9, Bắc Kinh đã cho phóng trạm không gian Thiên Cung 2, hướng đến mục tiêu tiến hành sứ mệnh lên sao Hỏa trong tương lai. Trước đó một tháng, Trung Quốc cũng phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên - được giới chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy hệ thống thông tin liên lạc “không thể bị tấn công”.

Cuộc đua tìm kiếm sự sống ngoài trái đất càng thêm sôi động khi Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, doanh nhân Nga Yuri Milner và nhà vật lý Stephen Hawking đang đầu tư vào dự án “Breakthrough Listen” trị giá 100 triệu USD. Dự án này sử dụng 2 kính thiên văn mạnh nhất thế giới để phát hiện các tín hiệu của sự sống từ hành tinh đá Proxima b, còn được gọi là Trái đất 2.0. Hành tinh này chỉ cách trái đất 4 năm ánh sáng và được tin là có những điều kiện thích hợp cho sự sống.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm