Chiêm ngưỡng 10 loài cây cổ thụ đẹp nhất thế giới
Gấu, sư tử và hổ thân thiết với nhau sau quá khứ đau buồn / Vi khuẩn trên bộ râu của nam giới cung cấp chất kháng sinh
Cây đỗ quyên ở Canada: Đây không phải một bụi cây, mà là một thân cây đỗ quyên 125 năm tuổi, được trồng phía trước một ngôi nhà ở thị trấn Ladysmith, Vancouver (Canada). Cây cao khoảng 8 m, tán rộng 9 m, mỗi khi nở hoa, cả thân cây nhuốm màu hồng đỏ khiến bao khách đi qua phải ngoái lại nhìn. Ảnh: Seenox.
Cây tử đằng ở Nhật Bản: Cây tử đằng hay còn được gọi là đậu tía khổng lồ này nằm ở công viên Hoa Ashikaga, Tochigi, Nhật Bản. Màu tím ngắt và phớt hồng của những đóa hoa nhỏ bao phủ diện tích rộng lớn khiến cho nhiều du khách cảm thấy choáng ngợp. Ảnh: Blazepress.
Cây cối xoắn tít vì gió ở New Zealand: Đây là hình ảnh những loài cây sống ở Slope Point, New Zealand, được biết dưới tên là “cây bão táp”. Tốc độ của gió ở khu vực này rất cao và dữ dội khiến cây cối không thể mọc thẳng đứng. Chúng buộc uốn cong và xoắn lại theo hướng gió thổi, tạo nên hình dạng độc đáo lạ mắt và trở thành một trong những cây đẹp nhất thế giới. Ảnh: Kuriositas.
Cây thích lá đỏ của Nhật Bản: Cây cổ thụ này được trồng ở công viên Washington, thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ. Màu lá đỏ của loài cây này như một điểm nhấn thu hút du khách đến công viên. Ảnh: Garry Liddel.
Cây sồi phủ rêu ở Oregon, Mỹ: Loài cây này chủ yếu có ở Chile và Argentina. Nhưng cây sồi ở bang Oregon, Mỹ được đánh giá là đẹp nhất vì hình dáng, cùng các nhánh cây bị phủ lớp rong rêu dày tạo nên vẻ đẹp ma mị, có phần quỷ dị. Ảnh: Drew Hopper Photography.
Cây anh đào ở Bonn, Đức: Một con đường nhỏ của nước Đức trở nên nổi tiếng khi các nhiếp ảnh gia bắt đầu đăng những bức ảnh về những cây anh đào bung nở những đóa hoa rất đẹp. Vẻ đẹp và sự nổi tiếng của loài cây này khiến nhiều người đặt tên phố là Phố anh đào. Ảnh: Feel-planet.
Cây sồi Thiên thần ở Nam Carolina, Mỹ: Cây gần 1.500 năm tuổi có chiều cao 20 m, là điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng muốn ghé thăm khi đến công viên Angel Oak, trên đảo Johns Island. Ảnh: Poesy plus Polemics.
Cây phượng vĩ ở Brazil: Loài cây này sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới, nở hoa màu cam hồng pha đỏ vào mùa hè. Ảnh: SaleteSilva.
Cây máu rồng ở Yemen: Tên “máu rồng” được đặt theo màu đỏ của nhựa loài cây này. Nhựa cây được sử dụng làm thuốc nhuộm, và là phương pháp chữa bệnh dân gian cho một số bệnh. Ảnh: AetherealEngineer.
Cây bạch đàn cầu vồng ở Hawaii, Mỹ: Những cây bạch đàn ở Hawaii, Mỹ được coi như một tác phẩm nghệ thuật, vì sự thay đổi màu sắc trên thân. Khi cây phát triển đến một giai đoạn nhất định, lớp vỏ bên ngoài sẽ thay đổi từ màu xanh lá cây sang màu xanh đậm, sau đó hơi xanh xám, màu hồng-cam và tiếp tục thêm nhiều màu khác nữa. Ảnh: Margaret Tinnock/ Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ