Khám phá

Chiến dịch “Điệu valse Lớn” ở Moscow đã gây ngạc nhiên như thế nào

Ngày 17/7/1944, vào thời điểm Thế chiến II đang có những bước ngoặt mới, tại Moscow đã diễn ra cuộc diễu hành quy mô lớn của các tù binh Đức Quốc xã bị lực lượng của các Mặt trận Belorussia 1, 2 và 3 bắt giữ, được đặt tên là “Chiến dịch The Big Waltz”.

Số phận viên tướng tình báo Liên Xô làm việc cho CIA / Giải mật kế hoạch đánh cắp dữ liệu tên lửa Liên Xô của CIA

Chiến dịch “Điệu valse Lớn”

Chiến dịch “The Big Waltz” (“Điệu valse Lớn”, được đặt theo tên một bộ phim được quay vào năm 1938 của Mỹ) - “Cuộc diễu hành của những kẻ bại trận” - trở nên khả thi nhờ chiến thắng lớn nhất của quân đội Liên Xô - Chiến dịch Bagration, trong đó, nhóm quân “Trung tâm” của Đức bị đập tan. Lực lượng Đức Quốc xã chịu tổn thất lớn về nhân lực với số lượng 400.000 binh sĩ và sĩ quan; 21 trong số 42 tướng lĩnh đã bị bắt làm tù binh.

Điện Kremlin quyết định sử dụng các tù binh bị bắt như một sự thể hiện sức mạnh quân sự của Hồng quân. Trong hai tuần đầu tháng Bảy, khoảng 57 nghìn tù binh Đức đã được Bộ Dân ủy Nội vụ (НКВД - NKVD) chuyển đến Moscow. “Cuộc diễu hành của những kẻ bại trận” diễn ra vào ngày 17/7, chỉ được công bố vào buổi sáng ngày hôm đó. Việc diễu hành của binh sĩ Đức đã được đưa tin trên đài phát thanh và trong các ấn bản mới nhất của các tờ báo.

Cuộc diễu hành do Tư lệnh Quân khu Moscow - Thượng tướng P.A. Artemyev - chỉ huy. Các tù binh được tập trung tại các bãi tập kết và sân vận động Dynamo của Moscow. Để diễu hành, những người được chọn là những người khỏe mạnh nhất, có thể tự đi lại. Tuy nhiên, họ trông rất đáng thương - kiệt sức và đói khát, bẩn thỉu, trong những bộ quần áo rách nát.

Trước cuộc hành quân, các tù binh được phát một khẩu phần thịnh soạn - cháo và bánh mì với thịt xông khói. Về sau, chính điều này đã trở thành tàn nhẫn. Bụng của nhiều tù nhân vốn trống rỗng và lượng lớn thức ăn “cao cấp” như vậy đã làm cho họ “có vấn đề”. Những người Đức quốc xã bị bắt cảm thấy không khỏe trong khi diễu hành. Bị cấm không được rời khỏi hàng và sợ bị bắn, các tù binh di chuyển một cách gượng gạo.

Tất cả những người tham gia cuộc “diễu hành” đều bị treo những chiếc lon rỗng, khi đi bộ sẽ phát ra tiếng kêu một cách đáng sợ. Nhiều tù binh thiếu quần áo, một số đi bộ mà không mang giày, một số khác đi bộ trong bộ đồng phục rách nát. Tất cả binh lính Đức Quốc xã được chia thành hai nhóm 600 người mỗi nhóm, và được xếp theo cấp bậc. Theo điều khoản đầu hàng, các sĩ quan bị bắt không bị tước quân phục, danh hiệu và giải thưởng.

1 Hình ảnh Chiến dịch “Điệu valse Lớn”; Nguồn: russian7.ru
1 Hình ảnh Chiến dịch “Điệu valse Lớn”; Nguồn: russian7.ru.

Đoàn đầu tiên, bao gồm 19 tướng, diễu hành theo chiều kim đồng hồ dọc theo Vòng Sadovoi (Садо́вое кольцо́) về phía ga xe lửa Kievsky; đoàn thứ hai đi ngược chiều kim đồng hồ đến điểm đó. Từ nhà ga, các tù binh được đưa lên xe ngựa và đưa về các nơi giam giữ. Trong suốt cuộc diễu hành, các đoàn được hộ tống bởi những kỵ binh mang kiếm và những người bảo vệ mang súng trường.

Trong số tù binh không chỉ có người Đức, mà còn có đại diện của các quốc gia khác đang phục vụ trong quân đội Đức Quốc xã - người Romania, Ukraine, Belarus. Như một trong những người tham gia cuộc diễu hành cho biết, Hồng quân đã bắn ngay tại chỗ những hàng binh Liên Xô tình nguyện đứng về phía phát xít chống lại Tổ quốc Xô viết - không có sự khoan nhượng đối với sự phản bội!

Các đoàn “diễu hành” trên được theo sau và “chốt” bởi một xe phun nước, mà theo các giải thích chính thức, “để rửa sạch nhơ bẩn của Đức Quốc xã khỏi mặt đất” một cách tượng trưng. Trong thực tế, Quảng trường Đỏ thực sự phải được rửa sạch một cách công phu khỏi chất thải và bụi bẩn từ các tù nhân.

Các cộng tác viên người Pháp đã diễu hành trong một đoàn riêng biệt. Đi ngang qua tướng Pháp Petit, họ bắt đầu hét lên “Viva la France” và cam đoan rằng họ đã bị lôi kéo bằng vũ lực vào cuộc chiến. Tuy nhiên, vị tướng vẫn câm lặng trước những lời kêu gọi và yêu cầu của họ.

Mục tiêu của “Điệu valse Lớn”

 

Cuộc diễu hành của tù binh chiến tranh (POW) theo đuổi nhiều mục tiêu cùng một lúc. Mục tiêu đầu tiên và chính là đập tan huyền thoại về sự bất khả chiến bại của quân đội Đức Quốc xã. Ở Liên Xô (cũng như trên toàn thế giới), người ta đã nghe về những chiến thắng vang dội của quân đội Xô viết và về một số lượng khổng lồ tù nhân chiến tranh. Tuy nhiên, nghe và nhìn là hai việc khác nhau.

Tận mắt nhìn thấy một dòng tù nhân vô tận có tác dụng tốt hơn một nghìn tin radio. Màn trình diễn vừa đáng thương, vừa tàn nhẫn và nghiêm túc. Sau cuộc diễu hành này, không ai còn nghi ngờ gì nữa - chiến thắng là điều không thể tránh khỏi, và nó đã cận kề. “Điệu valse Lớn” cũng có một mục tiêu quốc tế.

Các chính trị gia cấp cao và quân nhân từ các nước đồng minh đã được mời tham dự “cuộc diễu hành của những người chiến bại”. Các đồng minh, những người đã lên kế hoạch cho trật tự thế giới sau chiến tranh, không tin vào những thành công quy mô lớn của quân đội Liên Xô. Cuộc trình diễn đã gây ấn tượng không thể phai mờ đối với họ và cho thấy sức mạnh thực sự của Liên Xô.

Hậu “Điệu valse Lớn”

Bộ trưởng Bộ Dân ủy Nội vụ Lavrenty Beria - một trong những người tổ chức cuộc diễu hành - báo cáo với Stalin rằng, những người dự khán bày tỏ lòng căm thù cháy bỏng đối với các tù nhân chiến tranh, đã hét lên “Hãy giết chết Hitler!” và “Đập tan chủ nghĩa phát xít!”.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, người Moscow đã ở trong tình trạng bị sốc trước những gì họ chứng kiến. Những người phụ nữ nhìn thấy đó là những người giống như chồng và con trai của họ... Năm 1949, Liên Xô đã ký Công ước Geneva thứ ba liên quan đến đối xử với tù binh chiến tranh. Theo các điều khoản của Công ước, các cuộc diễu hành như vậy đã bị cấm.

“Cuộc diễu hành của những kẻ bại trận” ở Moscow không phải là duy nhất trong lịch sử. Một cuộc diễu hành tương tự đã được tổ chức ở Kiev nhưng không thể so sánh với cuộc diễu hành ở Moscow, đã và vẫn là một chiến dịch đặc biệt chưa từng có về quy mô thành phầntham gia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm