Chủ nhà đổi đời trong chốc lát, ôm 'núi tiền' nhờ những thứ bị lãng quên xó nhà, ai nghe cũng sốc
Khối sắt vụn có lai lịch bất thường bỗng dưng trở thành bảo vật quốc gia: Dùng để trấn áp một con quái vật? / Mục sở thị tượng Nam thần - "Bảo vật quốc gia" tại Bạc Liêu
Chiếc bình cổ trên gác mái
Năm 2020, một chiếc bình Trung Quốc ban đầu có giá trị khiêm tốn chỉ khoảng 450 bảng Anh đã được bán với giá 1,36 triệu bảng Anh (hơn 42 tỷ đồng) trong một phiên đấu giá.
Chiếc bình men ngọc cao khoảng 50cm thuộc quyền sở hữu của một gia đình người Ireland trong 82 năm qua.
Tổ tiên của gia đình giấu tên này đã mua nó với một số tiền khiêm tốn trong một cuộc đấu giá vào năm 1938. Nguồn gốc trước đó của nó vẫn còn là một bí ẩn. Sau đó, chiếc bình được cất giữ trên gác mái và đến tận 82 năm sau, khi dọn dẹp gác mái, gia đình này mới mang thử chiếc bình tới phòng đấu giá.
Ảnh minh họa.
Giá đấu thầu ban đầu ở mức thấp, chỉ khoảng 450 bảng Anh nhưng đã tăng vọt lên không ngờ và cuối cùng nó được bán cho một nhà thầu qua điện thoại từ Đài Loan với giá gấp vài ngàn lần.
Giá "dưới búa" là 1,1 triệu bảng Anh, với các khoản phí bổ sung, con số tổng thể phải trả là 1.362.906 bảng.
Chiếc bình bán bởi các nhà đấu giá Sheppard's of County Laois ở Ireland.
Nhà đấu giá Philip Sheppard cho biết, ông biết đây là một món đồ gốm sứ Trung Hoa quan trọng nhưng có thể khó đoán giá.
Bình gốm rạn nứt, sứt miệng bỗng được mua giá "khủng"
Năm 2018, một chiếc bình gốm rạn nứt, sứt miệng, vốn đã nằm trong nhà của bà Anne Beck (83 tuổi), sống ở hạt East Sussex (Anh), từ lâu. Chiếc bình khá đẹp nhưng vì nó bị sứt mẻ nhiều nên bà Anne thường không dùng đến. Nghĩ rằng nó cũng có chút ít giá trị và có thể thu hút những người ưa chuộng đồ cổ, nên bà đã định đem tặng chiếc bình cho một cửa hàng bán đồ từ thiện.
Dù vậy, trên đường mang chiếc bình đến cửa hiệu, bà thử ghé qua nhà đấu giá để xác định giá trị chiếc bình vì bà cũng biết đây là bình cổ, kết quả là hiện giờ chiếc bình “vứt xó nhà” của bà Anne sau nhiều năm tháng bị lãng quên, bỗng được trả giá 87.000 bảng (gần 2,7 tỷ đồng).
Khi đến gặp nhà đấu giá tại địa phương, người ta xác định đây đúng là bình cổ và định giá chiếc bình vào khoảng 90-120 bảng. Trên thân bình khắc họa cảnh vật nơi tiên giới với những đám mây bồng bềnh xuất hiện quanh các nhân vật. Chiếc bình từng được thực hiện hồi thế kỷ 18 để được sử dụng trong hoàng cung Trung Quốc.
Chiếc bình nằm trong xó nhà
Tháng 7/2020, Sotheby's đấu giá thành công một chiếc bình gốm cổ có từ thoài nhà Thanh với giá 9 triệu USD. Đáng chú ý, trước đó người ta bất ngờ phát hiện nó nằm trong xó nhà của một phụ nữ 80 tuổi tại một khu vực hẻo lánh ở trung tâm châu Âu.
Theo hãng đấu giá Sotheby's thì chiếc bình cổ là "kiệt tác bị thất lạc", được chế tác vào khoảng thế kỷ thứ 18.
Chiếc bình cực kỳ khác thường - trong đó một thiết kế hoa màu xanh trắng giống như mắt cáo - được chế tạo riêng để dâng lên Hoàng đế Càn Long, vị vua cai trị Trung Quốc hơn 60 năm (từ 1736-1795).
Bình gốm được tìm thấy bởi nhà tư vấn nghệ thuật Johan Bosch van Rosenthal (Amsterdam, Hà Lan) tại một ngôi nhà ở vùng nông thôn. Chủ nhân ngôi nhà, một phụ nữ khoảng 80 tuổi, có quyền thừa hưởng hợp pháp vật phẩm này.
Thú vị hơn cả là biết bao năm qua, chiếc bình gốm mỏng manh thường xuyên bị đàn mèo vây quanh vẫn còn nguyên vẹn, không hề nứt vỡ.
"Thật là một điều kỳ diệu khi một chiếc bình gốm mỏng manh như thế đã tồn tại hơn nửa thế kỷ với đàn mèo nhảy lung tung xung quanh", người đại diện hãng đấu giá Sotheby's nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu