Khám phá

Chuyên gia lý giải vì sao thất tình lại đau đớn

Vì sao có những người thất tình lại suy sụp hoặc tự tử hoặc thậm chí biến thành những kẻ giết người? Vì sao thất tình không chỉ đau lòng mà còn gây ra cảm giác đau đớn trên cơ thể? Dưới đây là lý giải của các chuyên gia.

Nguyên nhân tan vỡ của mạng lưới điệp báo “Dàn nhạc đỏ” / Rồng Komodo đại chiến dữ dội: Hé lộ nguyên nhân

Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn hạnh phúc bên ai đó. Những vấn đề chỉ xuất hiện khi bạn bị từ chối. Những người này có thể đi quấy rối, bị trầm uất, họ có thể tự vẫn hoặc biến thành những kẻ giết người. Tại sao chúng ta lại có những phản ứng như vậy. Dưới đây là lời giải thích của một chuyên gia tâm lý, chuyên tư vấn các mối quan hệ và cũng là tác giả của cuốn sách “Anatomy of Love” (Giải phẫu tình yêu), bà Helen Fisher.

Bà Helen Fisher

Bà Helen Fisher

Bà Fisher cho biết: “Tình yêu đôi lứa bao gồm nhiều đặc tính cảm xúc, và một trong số đó là cảm xúc ‘khắc khoải khi xa cách’. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác này khi phải xa cách người mà mình yêu. Bạn muốn họ nhắn tin, bạn muốn họ gọi điện, bạn muốn họ liên lạc với bạn và bạn muốn họ nói với bạn rằng họ yêu bạn”.

Trong nghiên cứu của mình, bà Fisher đã sử dụng một máy quét não để quét não của những người vừa bị từ chối tình cảm. Giả thuyết của bà Fisher đó là: khi xa cách, một khu vực trên não bộ có liên quan đến cảm giác nghiện sâu sẽ bị kích hoạt.

Một trong những lý do quan trọng nhất của điều này là: Khi bạn yêu ai đó mà người đó mà người “đá” bạn, không đơn giản là bạn ngừng yêu người đó mà nó thậm chí còn khiến bạn yêu người đó nhiều hơn. Thuật ngữ được bà Fisher sử dụng là “frustration attraction” (sự hấp dẫn do bị thất vọng/vỡ mộng). “Khi bạn không có được thứ mình muốn, bạn lại càng cố gắng nhiều hơn”, bà Fisher cho biết.

Chuyên gia lý giải vì sao thất tình lại đau đớn - 2

Ngoài ra, phần não bộ có liên quan đến mối tình cảm và sự rằng buộc với người đó cũng bị kích hoạt. Các vùng trong não có liên quan đến cảm giác nghiện, sự khao khát cũng bị kích thích, và sự kích thích này cũng tương đương với cảm giác khi bạn từng hít cocaine nhưng sau đó phải chịu cơn “vật” vì thiếu thuốc. Ngoài ra, một vùng khác trong não có liên quan đến những cảm giác đau đớn thực sự trên cơ thể cũng bị kích hoạt. Và đó là lý do vì sao cảm giác “đau lòng” khi bị phản bội cũng dẫn đến cảm giác đau đớn thực trên cơ thể.

 

Cuối cùng bà Fisher kết luận: “Vậy nên khi bạn bị đá, nhưng trong lòng bạn vẫn yêu say đắm người đó, vẫn gắn bó sâu nặng với người đó, thèm khát người đó, vẫn suy nghĩ ám ảnh về người đó, người đó trở thành thứ mà bạn nghiện, bạn không chỉ đau đớn về mặt tinh thần mà cả thể xác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm