Chuyện lạ giới khảo cổ: Khai quật ngôi mộ đóng kín suốt 2.000 năm, một "cụ" rùa lớn bò ra làm chuyên gia ngỡ ngàng
Bí ẩn gây 'sốc' về ngôi mộ cổ hoành tráng như cung điện ở miền Tây / Ngôi mộ đế vương chôn theo 600 con chiến mã: Kiểm tra hộp sọ bất ngờ phát hiện phương pháp hiến tế tàn bạo
Dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, người xưa luôn coi trọng việc chôn cất sau khi tạ thế, đặc biệt là đối với những quan chức, gia đình giàu có sẽ đặt rất nhiều bảo vật quý hiếm trong lăng mộ để thể hiện địa vị cũng như mong muốn mang theo của cải mình đã kiếm được lúc sinh thời sang thế giới bên kia. Nhưng, khi các chuyên gia tiến hành khai quật khảo cổ một lăng mộ ở tỉnh Hồ Bắc đã vô cùng ngạc nhiên và thậm chí còn gọi nó là điều "kỳ dị" nhất trong giới khảo cổ.
Khu mộ được xây dựng kiên cố
Từ thời Tam Quốc, sau khi Tào Tháo lập ra một quân đội chuyên đi đào mộ của các hoàng thân quốc thích để lấy những báu vật thì nạn trộm mộ chưa từng chấm dứt. Để ngăn chặn việc này, nhiều chủ mộ từ thời xa xưa đã xây dựng những ngôi mộ kiên cố với cấu trúc phức tạp và nhiều cạm bẫy khiến những tên trộm mộ chỉ có thể "một đi không trở lại".
Được biết, một người nông dân tỉnh Hồ Bắc đã tình cờ phát hiện ra ngôi mộ cổ. Vừa phát hiện, người này đã lập tức liên hệ với chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan khác. Sau khi các chuyên gia tiến hành nghiên cứu, xác định đây quả thật là một ngôi mộ cổ lâu đời. Do trình độ khảo cổ khi ấy chưa chuyên nghiệp, thời tiết lại mưa nhiều gây ngập úng và hủy hoại nghiêm trọng mặt ngoài của lăng mộ.
Để đánh hủy hoại những cấu trúc bên trong, các chuyên gia đã ngay lập tức báo cáo với cấp trên để cử đội ngũ các nhà khai quật khảo cổ chuyên nghiệp hơn cùng các chuyên gia đến nhanh chóng hoàn thành việc khai quật và nghiên cứu.
Lối ra vào duy nhất của ngôi mộ cổ dần được khai thông, lúc này các chuyên gia mới có thể tiến vào lăng mộ để khai quật. Cũng chính khi đó, một âm thanh vang lên đã khiến mọi người ở hiện trường đều ngạc nhiên. Điều đáng nói là ngôi mộ này đã được chủ nhân xây dựng vô cùng kiên cố và chặt chẽ, chỉ có một lối ra vào duy nhất.
Mặc dù ngôi mộ đã có dấu hiệu bị những tên trộm mộ động đến nhưng rõ ràng chúng chưa thể vào được bên trong, bài trí trong ngôi mộ không hề bị xáo trộn. Không chỉ vậy, cấu trúc ngôi mộ không hề có đường thoát, không gian chật hẹp, thiếu dưỡng khí nên rất khó để sinh tồn. Nhưng khi các nhà khảo cổ đang tiến hành đánh số các di vật, có một con rùa sống đột nhiên xuất hiện. Quả thực trong lịch sử có tục chôn rùa sống vào trong lăng mộ nhưng nó có thể sống đến ngày nay là một điều không tưởng.
"Cụ" rùa trong lăng mộ ở Hồ Bắc
Rùa từ thời xa xưa đã được coi là một trong tứ linh, mang ý nghĩa là trường sinh bất lão. Có lẽ vì ý nghĩa này nên con rùa mới xuất hiện trong lăng mộ. Nó cũng có thể là vật nuôi của chủ mộ lúc sinh thời. Sau nghiên cứu, việc cụ rùa "ngàn năm" này là thời cổ đại hay hiện đại vẫn chưa thể xác định, vì trên mai rùa đã xuất hiện rất nhiều lớp rong rêu, không thể xác định niên đại. Về kích thước, cụ rùa này khá lớn và có những điểm khác biệt nhất định so với những loài rùa thường thấy ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi