Có rất nhiều giếng nhưng người trong cung không dám uống nước bên trong, vậy Cố cung cho đào giếng nhằm mục đích gì?
Suy cho cùng thái y cũng là một nam nhân, tại sao Hoàng đế lại không hề lo lắng khi phái họ đến hậu cung xem bệnh cho các phi tần? / Nguyên mẫu lịch sử của Thư phi trong "Hậu Cung Như Ý Truyện": 13 tuổi vào cung, sinh con trai nhưng yểu mệnh, lúc chết được Hoàng đế đích thân cúng tế
Tử Cấm Thành nằm tại trục trung tâm của Bắc Kinh, là cung điện hoàng gia hai triều đại Minh - Thanh của Trung Quốc. Hiện nay, địa danh này cũng là thắng cảnh xếp hạng 5A (hạng cao nhất) của Trung Quốc, mỗi năm đón rất nhiều lượt du khách đến tham quan.
Thời Minh Thành Tổ, có đại thần dâng tấu nói Bắc Kinh là "đất Long hưng", vả lại Bắc Kinh còn là đất phong của Minh Thành Tổ, thế nên Minh Thành Tổ đã tiêu tốn một lượng lớn tài lực, vật lực để xây dựng lên Tử Cấm Thành.
Trong Tử Cấm Thành, phòng ốc lên tới hơn chín nghìn gian, giếng nước lớn nhỏ trong Cố cung cũng phải tới hơn bảy mươi cái.
Năm xưa người ta đào những giếng này với mục đích chủ yếu là để ngừa hoả hoạn xảy ra, còn nước dùng trong cung đa phần được vận chuyển từ trên núi Ngọc Tuyền xuống bằng sức người. Trong "Thanh bại loại sao" có ghi chép lại: "Nếu người trong Đại Nội cần uống nước, thì chỉ lấy nước ở núi Ngọc Tuyền".
Người ta kể lại rằng Hoàng đế Càn Long còn so sánh hẳn chất lượng và mùi vị nước của các địa phương, cuối cùng kết luận nước trên núi Ngọc Tuyền ngọt nhất, vả lại pha trà ngon nhất, về sau vẫn luôn đem nước suối trên núi Ngọc Tuyền về dùng.
Có người thắc mắc, tại sao người trong hoàng cung xưa phải bỏ gần tìm xa, không dùng nước giếng có sẵn ngay trong cung?
Lý do không ai dám uống nước giếng trong Cố cung là gì?
Nhìn từ góc độ tự nhiên,ban đầu giếng vẫn chứa nước ngầm trong suốt sạch sẽ, nhưng trải qua mấy trăm năm sau, chất lượng nước có lẽ sẽ bị ô nhiễm.
Hơn nữa chất lượng nước ngầm ở Bắc Kinh thiên về cứng, khi ấy cũng không có những thiết bị lọc nước, không hợp uống trong thời gian dài.
Xét theo nhân tố con người, có một thái giám già từng nói không ai muốn uống, cũng không ai dám uống nước giếng trong cung.
Chuyện về Trân phi
Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến giếng nước trong Cố cung, được lưu truyền phổ biến nhất là chuyện về Trân phi.
Giếng Trân phi hiện nay là thắng cảnh nổi tiếng của Cố cung, vốn là một giếng nước bình thường trong Cố cung, được đặt tên như vậy vì xưa kia ái phi Trân phi của Hoàng đế Quang Tự bị Từ Hi Thái hậu ném vào trong giếng.
Năm Quang Tự thứ 26 của nhà Thanh (1900), Liên quân tám nước tấn công kinh thành, Từ Hi Thái hậu hoảng loạn dẫn theo Hoàng đế Quang Tự tháo chạy, Trân phi bất mãn với sự sắp xếp của Từ Hi Thái hậu nên đã xảy ra tranh cãi với bà ta.
Từ Hi Thái hậu vốn đang bực bội, nay lại bị chọc tức thêm, vả lại bà sớm đã chướng mắt cảnh Hoàng đế Quang Tự quá mức yêu chiều Trân phi, nhất thời tức giận nên ra lệnh cho thái giám ném Trân phi vào trong giếng.
Đến năm Quang Tự thứ 27 (1901), Hoàng đế về kinh, thi thể của Trân phi mới được người nhà vớt lên. Lúc này thi thể Trân phi đã hoàn toàn thay đổi, không còn hình người, giếng đó cũng trở nên ô nhiễm hôi thối. Miệng giếng Trân phi hiện nay rất nhỏ, nhỏ đến nỗi khiến mọi người cho rằng chuyện về Trân phi chỉ là một lời đồn đại.
Thật ra ban đầu giếng Trân phi có kích thước bình thường, chẳng qua sau này Từ Hi Thái hậu cho người làm thêm tường bao ở miệng giếng nên mới trở nên nhỏ như ngày nay.
Có hiện tượng bỏ độc vào nước giếng
Chúng ta xem một số phim cung đấu, sẽ thấy có cảnh thả độc, bỏ thuốc độc vào trong giếng, việc này quả thật từng xảy ra trong lịch sử. Người trong cung đấu đá lẫn nhau, việc như vậy cũng phổ biến.
Ban đầu có một vài cung nữ thái giám lấy nước trong giếng làm nước uống, về sau nghe được những chuyện như vậy thì không dám uống nước trong giếng nữa, chỉ lấy nước trong giếng để phục vụ công việc lau rửa.
Giếng nước cũng là nơi cung nữ chọn để tự tử
Thật ra không chỉ vì nước trong giếng không sạch mà vì họ cho rằng nước trong giếng đen đủi. Trong thâm cung, cung nữ thái giám nhiều vô số kể, họ phải trông coi tường cung tráng lệ nhưng cũng lạnh lẽo, sống cẩn thận từng li từng tí.
Số ít người trong đó có thể được Hoàng đế chọn trúng nhờ vào vài cơ duyên đặc biệt, hoặc có cơ hội được xuất cung. Nhưng đa số họ đều phải sống qua quýt, thân phận hèn mọn, địa vị thấp kém.
Họ bị bắt nạt, bị chèn ép trong chốn cung đình phân chia thứ bậc rõ ràng, chịu ấm ức là chuyện thường ngày.
Họ không những phải làm việc nặng nhọc, còn phải chịu sự chửi mắng đánh đập của cung nữ quản lý lớn tuổi hơn. Một số cung nữ có nội tâm yếu đuối không chịu được cuộc sống như vậy đã nảy sinh ý định tự vẫn.
Trong tường vây của Tử Cấm Thành, ngay cả tự tử cũng là một việc khó khăn, chỉ có nhảy xuống giếng là thuận tiện nhất. Vả lại cung nữ cũng là người hy sinh nhiều nhất trong những cuộc đấu đá chốn hậu cung, trong cung nhiều người như vậy, nếu bớt đi một hai cung nữ, căn bản chẳng ai thèm để ý.
Theo trang Qulishi (Trung Quốc), mấy trăm năm qua, mỗi một cái giếng trong Cố cung hầu như đều có oan hồn bỏ mạng. Giếng có thi thể hiển nhiên chẳng ai muốn lại gần.
Những thi thể bị rơi xuống rất khó để vớt lên, tất nhiên cũng chẳng ai chịu mạo hiểm lớn như vậy, cho nên về lâu về dài, nói trắng ra thì hơn bảy mươi giếng nước trong Cố cung có thể được ví như một bãi tha ma.
Dẫu vậy, những điều nói trên chỉ dừng lại ở mức lời đồn chứ chưa được chứng minh.
Tác dụng thực sự của những giếng nước trong Cố cung
Thật ra tác dụng thực sự của giếng trong Cố cung không phải để cung cấp nước uống, tác dụng lớn nhất của nó là dùng để phòng cháy chữa cháy. Như mọi người đều biết, trong Cố cung đa phần dùng kết cấu bằng gỗ, sợ nhất là gặp phải hoả hoạn, hơn nữa Tử Cấm Thành lại vô cùng rộng lớn, các toà nhà còn liên kết với nhau, nếu một khi xảy ra cháy, tình hình sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Thế nên, người xưa đào giếng cũng bởi vì lo ngại khi xảy ra hoả hoạn không cần phải ra ngoài thành lấy nước, như thế sẽ thuận tiện và bớt được hậu quả đáng tiếc.
Một tác dụng khác của các giếng nước trong Cố cung có lẽ là dùng vào công tác tưới tiêu.
Trong Cố cung có vô số hoa cỏ, có cả Ngự hoa viên nổi tiếng, có người chuyên trách chăm nom. Với môi trường nhiều cây như vậy, lượng nước mỗi ngày cần tới cũng vô cùng lớn, thế nên buộc phải dùng đến nước giếng để tưới tắm chăm sóc cây
Tác dụng thứ ba của giếng chính là dùng để giặt giũ quần áo, quét dọn sân vườn.
Nước giếng ở Cố cung được cho là không sạch sẽ, bởi những cái giếng là nơi kết thúc biết bao cuộc đời bất hạnh, chúng che đậy biết bao sự nhơ nhớp dưới vẻ bề ngoài lộng lẫy của cung đình.
Chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền thống, những người trong cung đều cho rằng nước trong giếng xui xẻo, uống vào sẽ chẳng tốt đẹp gì nên tất nhiên chẳng ai dám uống nước trong giếng. Trong cung có hơn bảy mươi cái giếng, không một ai dám lấy nước lên uống, chẳng qua là do nguyên nhân lịch sử khó nói mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?