Khám phá

Có thật là cá mập thích cắn cáp quang biển?

Do đâu mà cá mập cắn cáp?

Úc: cá thể thực vật lớn nhất thế giới đã già 4.500 tuổi, phủ vùng nước rộng gấp 40 lần Hồ Tây / Loài cá 'bí ẩn': Có lúc còn 37 con, sống ở Hố Quỷ, chi phí bảo tồn lên tới hơn 90 tỷ đồng

Mỗi khi cáp quang biển gặp sự cố, bị đứt khiến mạng bị chậm , không thể truy cập Facebook bạn liền đổ lỗi ngay cho cá mập. Vậy, có đúng là cá mập cắn đứt, gây ra các sự cố về cáp quang biển không? Và tại sao cá mập lại thích cắn dây cáp? Cùng thử tìm hiểu xem nhé.

Việc tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố gây ảnh hưởng tới kết nối Internet quốc tế có lẽ không còn xa lạ với người dùng Việt Nam. Cáp quang bị đứt có nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện tự nhiên, con người, tàu đánh cá và cả cá mập cắn nữa.

Có thật là cá mập thích cắn cáp quang biển? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Việc cá mập cắn đứt cáp quang là hoàn toàn có thật. Từ năm 1985, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary. Người ta đã từng quay lại cảnh một con cá mập đang giằng xé và cố gắng cắn đường dây cáp quang dưới đáy biển.

Mặc dù cá mập cắn không phải nguyên nhân chính khiến cáp quang biển xảy ra sự cố nhưng có một sự thật là loài săn mồi này bị thu hút bởi những đường cáp. Các nhà khoa học cũng đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân loài cá mập thích cắn những sợi cáp quang dưới đáy biển.

Cáp quang biển rất dài nên để đảm bảo việc truyền tải dữ liệu nó cần được cung cấp một điện áp rất cao. Và chính điện áp này đã tạo ra một từ trường khoảng 50Hz xung quanh chiều dài của sợi cáp.

Có thật là cá mập thích cắn cáp quang biển? - Ảnh 2.

Mà cá mập có khả năng cảm nhận được từ trường để đi săn mồi. Do vậy, chúng thường bị nhầm lẫn từ trường phát ra từ cáp quang biển đó là từ con mồi và tấn công. Dù những sợi cáp quang bị cá mập cắn có thể không đứt đôi nhưng vẫn tạo ra những lỗ thủng khiến nước biển tiếp xúc với các ống đồng và lõi cáp. Dòng điện cấp cho bộ khuếch đại bị rò rỉ ra ngoài khiến cho nó không thể khuếch đại tín hiệu ánh sáng và gây ảnh hưởng lớn tới việc truyền tải dữ liệu.

 

Tuy nhiên, giáo sư Chris Lowe - người chuyên nghiên cứu về cá mập tại Đại học bang California cho rằng cá mập hay cắn những sợi cáp quang biển đơn giản là vì chúng tò mò mà thôi. Cá mập cũng như các loài động vật khác như chó, mèo, khi bạn đưa một đồ vật hoặc miếng nhựa hình ống ra, chúng sẽ muốn ngoạm lấy. Không phải vì chúng nghĩ có thể ăn được mà chỉ là tò mò và chơi đùa thôi.

Nhưng thực tế, tỷ lệ cáp quang biển bị đứt, gặp sự cố do cá mập là rất thấp. Có tới 70% số vụ đứt cáp quang biển có nguyên nhân là do con người với các hành động chủ ý cắt và đánh cắp cáp quang biển hoặc do các hoạt động tàu thuyền vô tính móc và kéo đứt cáp quang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm