Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt giữa "ông vua đầm lầy" và loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi
Loài cò hung dữ săn cả cá sấu,tuổi thọ lên đến 35 năm, ngư dân nào cũng rất kị gặp phải / Hé lộ 3 loài cá sấu lớn nhất thế giới: 1 loại chạy rất nhanh ở trên bờ!
Rắn hổ mang đen nổi tiếng với nọc độc cực mạnh, có thể gây tử vong cho người chỉ trong vài giờ nếu không được điều trị kịp thời. Loài rắn này cũng sở hữu tốc độ di chuyển nhanh nhất trong các loài rắn, lên tới 20 km/h, cùng với chiều dài có thể đạt 4,5 m. Chúng thường săn các loài động vật nhỏ như chuột, chim, thằn lằn, và thậm chí cả các loài rắn khác.
Đối với người dân châu Phi, rắn mamba đen là nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi hàng loạt người chết vì bị nó cắn hàng năm. Người dân ở đây gọi vết cắn của rắn mamba là "the kiss of death" (nụ hôn thần chết) bởi nọc độc khủng khiếp của chúng có thể khiến tim của người trưởng thành ngừng đập chỉ trong khoảng 30 phút. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Ảnh cắt từ clip.
Để so sánh, nọc độc của rắn mamba đen gấp 3 lần hổ mang châu Phi (Cape Cobra), gấp 5 lần hổ mang chúa (King cobra) và gấp 40 lần hổ lục Gaboon (Gaboon viper). Có nghĩa chỉ với một cú đớp từ rắn mamba đen sẽ có lượng nọc độc đủ để giết chết 80 người cùng lúc, tương đương với 20 con voi châu Phi.
Trong tự nhiên, chỉ một nhát cắn của mamba đen cũng có thể kết liễu sinh mạng của con mồi trong vòng vài phút.
Tuy nhiên, trong sự việc này, chính con rắn hổ mang đen lại trở thành con mồi. Khi đang bò xuống bờ nước để uống nước, con rắn đã bất cẩn và không nhận ra sự hiện diện của một con cá sấu đang rình rập.
Trong lần tấn công đầu tiên, con cá sấu tỏ ra khá chậm chạp, có lẽ do bất ngờ khi phát hiện ra con mồi lớn. Điều này đã giúp con rắn hổ mang đen có cơ hội chạy thoát.
Tuy nhiên, con cá sấu không dễ dàng từ bỏ. Nó lặng lẽ bám theo con rắn và chờ đợi thời cơ. Và rồi, trong một nhát cắn chớp nhoáng, con cá sấu đã túm được con rắn độc và kéo xuống nước.
Mặc dù sở hữu nọc độc mạnh và tốc độ nhanh nhạy, nhưng con rắn hổ mang đen không thể thoát khỏi hàm răng sắc nhọn và sức mạnh vượt trội của cá sấu. Cuộc chiến kết thúc với phần thắng nghiêng về loài bò sát lớn.
Đây là một cảnh tượng hiếm gặp trong tự nhiên, khi mà một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới lại trở thành con mồi của loài động vật khác. Nó cho thấy, trong thế giới tự nhiên, kẻ săn mồi cũng có thể trở thành con mồi nếu mất cảnh giác.
Sự việc cũng nhắc nhở con người về sự đa dạng và phức tạp của hệ sinh thái tự nhiên. Mỗi loài động vật đều có vị trí và vai trò nhất định trong chuỗi thức ăn. Sự mất cân bằng của một mắt xích có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát