Dân đói, quốc gia châu Phi tuyên bố giết 200 con voi
Trường học duy nhất của Việt Nam là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng / Vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần
Voi và hươu cao cổ sinh sống ở Zimbabwe. Ảnh: Reuters.
Zimbabwe có "nhiều voi hơn mức cần thiết", Bộ trưởng Môi trường Sithembiso Nyoni nói trước Quốc hội vào
tuần này, cho biết chính phủ đã chỉ thị cho Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Zimbabwe (ZimParks) bắt đầu quá trình triệt hạ.
200 con voi sẽ bị săn ở cáckhu vực xảy ra đụng độ với con người, bao gồm Hwange, nơi có khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Zimbabwe, Tổng Giám đốc ZimParks Fulton Mangwanya nói.
Bà Nyoni nói 200 con voi bị giếtđể lấy thịt và chia cho cộng đồng dân cư. “Chúng tôi sẽ huy động phụ nữ để sấy khô thịt, đóng gói và đảm bảo rằng thịt sẽ đến được các cộng đồng dân cư”, bà Nyoni cho biết.
Zimbabwe là quốc gia châu Phi có số dân khoảng 17 triệu người. Quốc gia có khoảng 100.000 con voi, là nơi có cộng đồng voi hoang dã lớn thứ hai thế giới sau Botswana.
Nhờ các biện pháp gìn giữ, khu bảo tồn thiên nhiên ở Hwange có 65.000 động vật sinh trưởng, gấp 4 lần sức chứa theo thiết kế. Lần cuối Zimbabwe áp dụng biện pháp giếtvoi là vào năm 1988.
Nước láng giềng Zimbabwe, Namibia hồi tháng này thông báo đã giết160 động vật hoang dã và dự kiến sẽ giết tới 700 con, bao gồm 83 con voi để đối phó tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ.
Zimbabwe và Namibia nằm trong số nhiều quốc gia thuộc khu vực phía nam châu Phi đã ban bố tình trạng khẩn cấp vì hạn hán.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 42% người dân Zimbabwe sống trong cảnh nghèo đói. Chính phủ nước này ước tính khoảng 6 triệu người sẽ cần được hỗ trợ lương thực trong mùa đói kém từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khi lương thực khan hiếm nhất. Động thái săn bắt voi để làm thức ăn đã bị một số người chỉ trích, một phần là vì loài động vật này đóng vai trò thu hút khách du lịch.
Chính phủ phải xây dựng biện pháp thân thiện với môi trường bền vững hơn để ứng phó với hạn hán mà không ảnh hưởng đến du lịch", Farai Maguwu, giám đốc Trung tâm quản lý tài nguyên thiên nhiên hoạt động phi lợi nhuận ở Zimbabwe, nói. “Khách du lịch có thể tẩy chay Zimbabwe vì vấn đề đạo đức. Voi tạo ra lợi ích lớn hơn khi chúng còn sống”.
“Chúng ta đang tỏ ra kém cỏi trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và lòng tham của chúng ta đối với thiên nhiên là vô hạn. Kế hoạch này cần phải được ngăn chặn vì lý do đạo đức”, ông Maguwu nói thêm.
Ở nước láng giềng Namibia, người ta cho rằng voi cũng có thể gây hại nếu các cộng đồng voi hoang dã không ngừng phát triển. “Voi có thể gây tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường sống. Chúng cũng có tác động rất lớn đến các loài khác, vốn ít được quan tâm hơn trong mắt những người theo chủ nghĩa bảo tồn của châu Âu”, Chris Brown, giám đốc điều hành của Cơ quan Môi trường Namibia, nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này