Đằng sau bức ảnh khỉ hà hơi thổi ngạt cho đồng loại bị thương
Các phi tần phải cởi bỏ trang phục và quấn chăn kín người trước khi được thái giám đưa đến hầu hạ Hoàng đế, nguyên nhân là vì sao? / Hãi hùng trước "quái vật" 68 triệu tuổi hình… kẹp giấy, to bằng con người
Con khỉ ghé sát miệng làm hành động hô hấp nhân tạo cho con khỉ cái đang nằm giữa đất. Ảnh: Solent News. |
William Steel, nhiếp ảnh gia chuyên chụp thế giới động vật hoang dã, đã ghi lại được cảnh tượng gây ngạc nhiên bên trong Khu bảo tồn Gaborone Game ở Botswana.
"Tôi nhìn thấy con khỉ cái ngã xuống đất, hai tay, chân dang rộng. Ban đầu tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi cầm máy ảnh lên, tôi thấy một con khỉ đực tiến đến rồi cúi xuống hai tay ôm lấy mặt nó, dường như đang thực hiện hà hơi thổi ngạt", Steel, 28 tuổi, chia sẻ.
Steel, người hiện sống và làm việc ở đất nước châu Phi này, sau đó nói tiếp: "Khi suy nghĩ lại, tôi cho rằng toàn bộ hành động trên của con đực chủ yếu nhằm thu hút sự chú ý của con cái".
Theo Steel, loài khỉ cũng có một thứ bậc rõ ràng và quan trọng. Giống như con người, cộng đồng khỉ cũng hoạt động chủ yếu dựa trên cơ chế "nếu anh làm điều này cho tôi, tôi sẽ làm điều khác cho anh".
"Sự liên kết giữa loài khỉ phần lớn được hình thành thông qua sự chải chuốt, vuốt ve cho nhau. Tôi thường nhìn thấy loài khỉ giúp làm sạch vết thương, thậm chí chăm sóc cho những con khác trong đàn. Theo quan điểm của tôi, vài con khỉ cũng sẽ đánh vào lòng trắc ẩn để tìm kiếm sự chú ý của những con khác. Thật thú vị khi tôi có dịp ghi lại khoảnh khắc này", Steel cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'