Đều là tướng quân đánh thắng vạn người, chiến công lừng lẫy, vì những lý do gì mà Trương Liêu lại không nổi tiếng bằng Quan Vũ?
Nếu người này chết dưới tay Quan Vũ, lịch sử thời Tam Quốc có lẽ đã phải viết lại / Giải mã khả năng chiến đấu đáng sợ của Quan Vũ
1. Nhờ La Quán Trung với ngòi bút tài hoa, khéo léo "tô điểm" cho Quan Vân Trường
Quan Vũ một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng Quan Công đã được thần thánh hóa trong các câu chuyện dân gian, tiểu thuyết hóa trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như Kinh kịch... và sau này là phim ảnh. Trong hầu hết các tác phẩm nghệ thuật ấy, hình tượng cũng như phẩm chất đạo đức của Quan Vũ luôn được đề cao.
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Quan Vũ không chỉ là anh em kết nghĩa với Lưu Bị, mà còn là người đứng đầu trong Ngũ Hổ tướng của Thục quốc. Hình ảnh Quan Vũ được miêu tả uy vũ: Cưỡi ngựa Xích Thố, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao. Tụ nghĩa Thập bát lộ Chư hầu, Quan Vũ chém chết Hoa Hùng, cùng Trương Phi, Lưu Bị tam anh chiến Lã Bố tại Hổ Lao Quan.
Quan Vũ là một mãnh tướng có tư thế oai hùng, có võ nghệ cao cường, không dễ dàng bị người khác xem nhẹ, phớt lờ.
Quan Vũ biết cách làm người, việc ông theo Thục Hán không hàng Tào đã thể hiện được lòng trung thành của ông. Được Tào Tháo tiến cử làm Thiên Tướng quân, phong tước Hán Thọ Đình hầu, Quan Vũ vẫn không quan tâm hơn thua, lại ân nghĩa rạch ròi: Sau khi giết được danh tướng Nhan Lương và Văn Xú dưới trướng Viên Thiệu, Quan Vũ trả lại tiền tài, quan ấn, đưa hai chị dâu, vượt ngàn dặm xa xôi, qua năm ải chém sáu tướng, không hề chùn chân về phò tá Lưu Bị. Tình nghĩa lớn lao che lấp mây trời khiến người khác cảm động.
Quan Vũ mang quân tấn công Phàn Thành, dùng nước lũ nhấn chìm Thất quân, hạ Vu Cấm, giết Bàng Đức, việc này thể hiện trí tuệ và sự mưu lược trong quân sự của ông. Một người vừa trọng tình trọng nghĩa, trí dung song toàn, hội tụ cả trung và nghĩa như Quan Vũ, trong thời thế biến động hỗn loạn quả thực là nhân vật hiếm có, dễ dàng khiến người khác lưu lại ấn tượng tốt về ông.
2. Giai cấp thống trị các triều đại vì mục đích thống trị của bản thân, thổi phồng hình tượng Quan Vũ
Người thích đọc Xuân Thu Chiến Quốc, quân tử nhân nghĩa, tính tình trung nghĩa là người dễ có lòng lòng tin của người khác trong xã hội lúc bấy giờ. Những người thuộc giai cấp thống trị hiểu rõ rằng, nếu thuộc hạ dưới trướng bản thân đều đề cao đạo nghĩa quân thần như Quan Vũ, thì việc quản lý cấp dưới sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn, đặc biệt là phẩm chất trung thành sẽ phục vụ cho họ.
Vì thế, giai cấp thống trị các triều đại luôn tán dương, khen ngợi, truy phong Quan Vũ, biến Quan Vũ trở thành bậc Thánh nhân trong lòng dân chúng, để dân chúng bách tính đời sau thờ phụng, lễ bái, ca tụng hình tượng ông.
3. Quan Vũ tính cách chân thành, sâu sắc, không hề giả dối
Thực ra, là tướng quân dưới trướng Lưu Bị, Quan Vũ khác với Trương Liêu ở lòng trung nghĩa của ông.
Khi ở tại Tào doanh, Quan Vũ mặc chiến bào của mình là do Lưu Bị tặng cho, dù rằng đã rách rưới, lôi thôi, cũ nát đến mức không thể sửa vá được nữa nhưng vẫn không chịu khoác chiến bào mới do Tào Tháo tặng.
Chi tiết này cho chúng ta biết, vì chủ cũ, Quan Vũ chưa từng lung lay, dao động trước Tào Tháo, Quan Vũ không hề giả dối, ông vẫn luôn trung thành tận nghĩa.
Chính vì sự chân thành, sâu sắc này của ông, nên việc Quan Vũ chấp nhận đầu hàng, nhận được sự tha thứ và bỏ qua của mọi người, trong khi trên thực tế, vào thời cổ đại việc tướng lĩnh đầu hàng quân địch là việc đáng xấu hổ nhất.
4. Quan Vũ gan dạ sáng suốt, can đảm hơn người, lâm nguy không hề sợ hãi
Trong câu chuyện "Quan Vân Trường đơn đao phó hội", chúng ta đều cảm nhận được sự gan dạ của Quan Vũ, dù Quan Vũ biết trước việc Lỗ Túc mời mình dự tiệc chắc chắn không có mục đích tốt đẹp gì, nhưng ông lại không hề e sợ, chuẩn bị xong xuôi mội chuyện bèn ung dung mà đến, trên bàn tiệc luôn cảnh giác cơ trí ứng biến với mưu kế của đối phương.
Vân Trường tay phải cầm đao, tay trái nắm chặt lấy tay của Lỗ Túc, giả say mà nói: "Công kim thỉnh ngô phó yến, mạc thí khởi Kinh Châu chi sự. Ngô kim dĩ tiếu, khủng thương cố cựu chi tình. Tha nhật lệnh nhân thỉnh công đáo Kinh Châu phó hội, lánh tác thương nghị."
(Có nghĩa là: Hôm nay ông mời ta đến dự tiệc, đừng nhắc tới chuyện Kinh Châu. Hôm nay ta uống say rồi, sợ rằng sẽ làm tổn thương ân tình cũ. Để khi khác, ta mời ông đến Kinh Châu dự tiệc, chúng ta lại bàn sau). Lỗ Túc sợ hết hồn hết vía, bị Vân Trường dắt ra tận bờ sông.
Trí lớn gan dạ, có nhân cách, có tu dưỡng, khiến người khác phải nể phục, là phẩm hạnh đạo đức cao thượng mà ít có vị tướng quân nổi tiếng trong thời đại Quan Vũ có được; dù rằng Trương Văn Viễn (tức Trương Liêu) có võ nghệ cao cường nhưng lại thiếu mất phẩm cách nội hàm của Quan Vũ.
5. Có ơn tất báo, thể hiện nhân từ
Hoa Dung Đạo diễn giải Tào Tháo, thực ra khi ấy, Tào Tháo đã đi vào đường cùng:
Tháo nói: "Tào Tháo ta binh bại thất thế, đến đây cùng đường, hi vọng Tướng quân có thể niệm tình xưa nghĩa cũ."
Vân Trường đáp: "Trước kia, Quan mỗ ta tuy từng chịu ơn Thừa tướng, nhưng đã giết Nhan Lương, chém Văn Xú, giải vây tại Bạch Mã, xem như báo đáp ân đức ngày xưa. Nhưng việc ngày hôm nay, nào dám vì chuyện riêng tư mà làm hỏng đại sự?"
Tào Tháo lại nói: "Khi vượt năm quan chém sáu tướng, Tướng quân còn nhớ hay không? Là bậc đại trượng phu phải coi trọng tín nghĩa, Tướng quân tinh thông "Xuân Thu", chẳng lẽ không biết chuyện Dữu Công Chi Tư đuổi Tử Trạc Nhũ Tử ư?"
Quan Công nhớ lại những ân nghĩa mà Tào Tháo từng làm cho bản thân, còn cả chuyện bản thân vượt năm ải chém tướng khi trước, cuối cùng cũng tha cho Tào Tháo.
Qua việc này không chỉ cho thấy được Vân Trường là người coi nghĩa nặng như núi, mà còn thể hiện được tấm lòng của ông. Nam tử hán đại trượng phu không cơ hội khi người khác gặp hoạn nạn là hành vi quang minh lỗi lạc, được người người tán dương.
6. Quan Vũ là bậc Thánh nhân có cảm xúc của một người bình thường
Là một võ tướng, trời sinh kiêu ngạo chính là điểm yếu chí mạng của Quan Vũ. Việc này có liên quan tới khả năng văn võ song tài, danh tiếng vang xa của ông.
Quan Vũ bản tính kiêu ngạo, thận trọng, việc tính cách con người quyết định số mệnh cũng được thể hiện rõ trong cuộc đời Quan Vũ. Cũng bởi vì như thế, Quan Công trong mắt mọi người chính là bậc Thánh nhân có máu thịt, có thất tình lục dục, cảm xúc như người thường.
Những bậc thần tiên ăn khói lửa nhân gian quả lực là không nhiều, Quan Công vì thế mà trở nên dễ gần, thân thiện hơn, dân chúng cũng vô cùng tự nhiên đón nhận hình tượng này của ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ