Danh tính vị vua Việt Nam chưa từng nếm mùi thua trận: Ra đi đột ngột khiến hậu thế tiếc nuối
Trường học duy nhất của Việt Nam là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng / Vị công chúa duy nhất của Việt Nam làm hoàng hậu ở nước ngoài, khi mất được dân tôn làm thần
Vị vua lừng lẫy chưa từng bất bại trong lịch sử cầm quân của mình chính là vua Quang Trung (1753 – 1792) tên thật là Nguyễn Huệ hay Bắc Bình Vương sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình. Ông là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Không chỉ được người dân ưu ái tôn vinh là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc trong lịch sử nước Việt, vua Quang Trung còn là nhà trị vì tài ba, có những phương án cải cách kinh tế, xã hội thức thời trong lịch sử Việt Nam.
Cùng với hai người em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ, người thanh niên tên gọi Nguyễn Huệ đã đứng lên khởi xướng, dẫn dắt cuộc khởi nghĩa Tây Sơn để chấm dứt cuộc nội chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Hay còn được ghi lại trong lịch sử là thời Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Ảnh minh họa
Sau thắng lợi này, bộ ba anh em của Nguyễn Huệ còn được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt.
Ngoài ra, vua Quang Trung còn được mệnh danh là vị vua ứng phó với cả thù trong và giặc ngoài. Cụ thể, thời điểm Xiêm La từ phía nam muốn mon men xâm lược Đại Việt hay Đại Thanh từ phía bắc đều bị ông dẹp tan.
Những tài liệu lịch sử đã chứng thực vua Quang Trung chưa từng bại trận trong bất kì lần xuất binh nào. Mặc dù thời gian cầm quân rất sớm từ 18 tuổi trong thời gian kéo dài trong suốt 20 năm với hàng chục trận đánh lớn, nhỏ.
Duy chỉ có một điều cực kỳ đáng tiếc đó là người anh hùng áo vải của dân tộc tài hoa nhưng bạc mệnh. Sau quãng thời gian 2 thập kỷ liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, vua Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39 bỏ lại biết bao dự định dang dở về quy hoạch đất nước trong khi tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đang có rất nhiều chuyển biến tốt.
Kể từ khi vị lãnh đạo lừng lẫy qua đời, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế nhiệm vua Quang Trung là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo. Lại một lần nữa, Đại Việt lâm vào cảnh nội bộ lục đục. Nhân cơ hội này Nguyễn Ánh khởi binh, khai sinh ra triều Nguyễn và lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
Công lao giữ vững bờ cõi, thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã được nhiều nhà sử gia đánh giá mang tính chất quyết định. Toàn bộ những câu chuyện liên quan đến cuộc đời của vị tướng tài ba nhất trong lịch sử được ghi chép lại qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian. Kể cả thời gian sau khi vua Quang Trung mất, người dân yêu quý và mến mộ tài đức của ông đã xây lăng, lập đền thờ, dựng tượng đài và bảo tàng để tưởng nhớ.
Mặc dù sau này nhà Nguyễn (nhà Nguyễn là hậu duệ của chúa Nguyễn, từng bị nhà Tây Sơn đánh đổ) tìm đủ mọi cách để hạ bệ, bôi nhọ danh dự vua Quang Trung từ gọi ông là “giặc” trong các tài liệu triều đình, truy cùng giết tận con cháu, người thân cận, phá bỏ đền thờ, cấm người dân thờ cúng, nhưng những người dân yêu quý ông vẫn liên tục truyền tụng những ký ức về các chiến công của vị tướng tài ba suốt 150 năm.
Ngày nay, để tưởng nhớ công lao của vua Quang Trung, rất nhiều con đường, trường học ở khắp mọi miền trên tổ quốc đều sử dụng các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ, riêng ở trung tâm sầm uất nhất Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh có hẳn riêng một đường phố đồng thời là một đường hoa và cũng là phố đi bộ mang tên ông. Và cho dù quá khứ, hiện tại hay tương lai Nguyễn Huệ sẽ luôn được mọi người trên dân tộc Việt Nam biết đến với vai trò người anh hùng áo vải tài ba, không có một trận chiến nào thất bại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'