Danh tướng xuất chúng nào khiến người La Mã "kinh hồn bạt vía"?
Là một trong những nhà cầm quân xuất sắc nhất lịch sử, danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage ghi dấu với nhiều chiến thắng vang dội trước quân đội La Mã. Với những chiến công hiển hách trên sa trường, Hannibal Barca vang danh thiên hạ và khiến quân địch phải khiếp sợ.
Danh tướng thời vua Lê chúa Trịnh 13 tuổi đã làm quan là ai? / Độc thần kiếm và vũ khí lợi hại của danh tướng Tây Sơn
Danh tướng Hannibal Barca (247-183 trước Công nguyên) nổi tiếng lịch sử với tài cầm quân xuất chúng. Ông là vị tướng tài ba của đế chế Carthage.
Tên gọi Hannibal của ông có nghĩa là “niềm vui của thần Baal” - vị chủ thần trong tôn giáo người Carthage, còn họ Barca có nghĩa là “tia chớp”.
Một trong những kẻ thù của đế chế Carthage là La Mã. Hai bên có những trận giao chiến ác liệt trong cuộc Chiến tranh Punic lần II (218-201 trước Công nguyên).
Danh tướng Hannibal Barca được người đời nhớ đến với những trận chiến với quân đội La Mã.
Chiến công hiển hách nhất của danh tướng lừng danh Hannibal Barca là lần ông chỉ huy hơn 30.000 quân sĩ cùng 15.000 - 20.000 ngựa và 37 con voi từ vùng Iberia (Tây Ban Nha ngày nay) vượt dãy Alps để tiến vào lãnh thổ phía bắc Italy và giao chiến với quân đội La Mã.
Vào thời điểm ấy, dãy Alps được coi là một ranh giới tự nhiên tưởng chừng không thể vượt qua.
Vì vậy, cuộc hành quân này được coi là thành tựu lớn của Hannibal Barca mà không phải ai cũng có thể làm được.
Cuộc hành quân quy mô lớn diễn ra vô cùng bất ngờ do Hannibal Barca chỉ huy khiến quân đội La Mã trở tay không kịp nên đã nhận lấy thất bại cay đắng.
Theo các sử gia, chỉ trong 1 ngày giao chiến với quân đội La Mã, tướng sĩ của Hannibal Barca đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 70.000 kẻ địch. Đây được coi là thắng lợi lớn của danh tướng Hannibal Barca.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Loài cây chỉ duy nhất Việt Nam sở hữu, là loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới
Cột tin quảng cáo