Danh y huyền thoại của Việt Nam khiến hoàng đế Trung Hoa nể trọng, phong làm Đại y thiền sư
Vị vua gây tranh cãi nhất lịch sử Việt Nam, để lại báu vật vô giá, cả châu Á chỉ có 2 chiếc như vậy / Thiên tài bậc nhất Việt Nam khiến sứ thần Trung Hoa vái lạy vì 4 chữ, là nhà bác học tinh thông
Y học Việt Nam có bề dày chẳng thua gì các nước láng giềng, thậm chí còn có phần nổi trội hơn. Theo cuốn Lược sử y học nước Nam, nước ta có 7 vị danh y kiệt xuất. Nhân dân suy tôn họ, đặt làm tên địa danh, tiếng thơm để lại muôn đời. 7 vị này là: Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hồ Đắc Di, Phạm Ngọc Thạch, Đăng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung.
Trong số đó, Tuệ Tĩnh được mệnh danh là ông tổ của nền y dược cổ truyền nước ta. Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu là Hồng Nghĩa, sinh năm 1330, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương).
Tượng Tuệ Tĩnh.
Tuệ Tĩnh sống vào thời nhà Trần, đã đóng góp rất nhiều vào nền y học. Ông giỏi về chữa bệnh bằng thuốc Nam. “Ông thánh ngành thuốc Nam” thích dùng thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam. Với Tuệ Tĩnh, đã chữa bệnh phải chữa từ gốc, tập trung sưu tầm, nghiên cứu để phòng bệnh trước.
Năm 6 tuổi, Tuệ Tĩnh vào chùa sống nhờ được các sư thầy cưu mang ăn học. Năm 22 tuổi, ông dù đỗ Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà tiếp tục đi tu. Pháp danh của ông khi đó là Tuệ Tĩnh, chăm chỉ học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người.
Trong thời gian đó, Tuệ Tĩnh đã cứu chữa được vô số trường hợp. Ông còn xây chùa, mở cơ sở chữa bệnh làm phúc cứu độ thế, trồng cây thuốc phát cho bệnh nhân, huấn luyện y học cho tăng đồ…
Cũng vì quá nổi tiếng trong ngành y dược, Tuệ Tĩnh bị triều đình đưa sang cống nạp cho nhà Minh vào năm 55 tuổi (1385). Khi đó, Tuệ Tĩnh được vua nước bạn quý trong đến mức cho ông giữ chức Y tư cửu phẩm và là người bốc thuốc có tiếng trong triều đình. Có một lần Tuệ Tĩnh đã chữa khỏi bệnh sản cho hoàng hậu, nhờ đó mà được vua Minh phong làm Đại y thiền sư.
Sau này, Tuệ Tĩnh qua đời ở xứ người. Dù vậy người dân Việt Nam vẫn nhớ đến tài đức của ông, lập đền thờ, bia, dựng di tích tưởng nhớ vị danh y này. Hiện nay, nhiều con đường ở nước ta được đặt theo tên của Tuệ Tĩnh.
Không rõ lý do vì sao, vị vua cuối cùng của phong kiến Việt Nam – Bảo Đại lại có cuộc đời gắn chặt với con số kỳ lạ này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về đồ lót của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến, thời Võ Tắc Thiên phóng khoáng khó tin
Bộ trang phục mai táng bị mộ tặc bỏ lại không thèm lấy, chuyên gia giám định phải ngỡ ngàng, trị giá thực sự hơn 8 nghìn tỷ đồng
Lưu Bị từng bỏ lỡ 4 nhân tài kiệt xuất: Người đầu tiên còn xuất sắc hơn cả Gia Cát Lượng
Một công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc mà ngay cả các chuyên gia cũng không thể giải thích được - Núi Song Tháp
Loài cây siêu đẹp nhìn bề ngoài trông giống củ tỏi, là loài thực vật mới của thế giới được phát hiện tại Việt Nam
Hòn đá kì lạ ở Ấn Độ, đứng nghiêng 45 độ, đến cả một nhóm người cũng không đẩy nổi?