Khám phá

Đào được ‘con rồng’ ngay trong sân nhà, anh nông dân chưa kịp vui mừng thì có người tìm đến: Thưởng 1.300 NDT và tìm việc mới cho anh - Vì sao?

Rốt cuộc 'con rồng' này là gì?

Tinh mắt nhìn ra bảo vật cực kỳ quý giá, người đàn ông chỉ mất 30 NDT cho chủ khu thu mua phế thải: Giá thật là 3 tỷ NDT / Thực hư về bảo vật hơn 800 tuổi được canh gác ngày đêm: Là một trong 'Ngũ độc' của núi Hoàng Sơn

Bảo vật bị thất lạc

Vào tháng 10 năm 1981, khi Hà Phụng Sinh, một nông dân ở Nội Mông, Trung Quốc đang đào hầm trong sân nhà thì vô tình đào được một đống đồ sáng bóng. Anh nhanh chóng nhặt nó lên và nhìn thấy một chuỗi dây chuyền hình con rồng, bên trên có đính nhiều hình thù quái dị.

Hà Phụng Sinh chưa bao giờ nhìn thấy đồ vật nào như vậy. Khi biết tin, cha của anh rất vui mừng vì biết đây là món đồ bằng vàng, nếu bán đi thì có thể thu được bộn tiền.

Trùng hợp, trước đó vào tháng 12 năm 1962, một nông dân có tên Đổng Pháp Thanh ở Lật Dương, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đang làm việc thì cũng đào được một cục vàng, nhưng nó nhỏ hơn nhiều so với kho báu ở Nội Mông.

Anh nhìn kỹ miếng vàng hình chữ nhật chỉ thấy nó vô cùng nhỏ nhắn tinh xảo, trên đó còn có một hoa văn kỳ lạ nên vô cùng mừng rỡ.

Khi trở về nhà, anh lặng lẽ bán cục vàng nhỏ cho người hàng xóm với giá 120 NDT, người hàng xóm vội vàng chạy mang đi để đánh hai chiếc vòng. Ba năm sau, anh tiếp tục nhặt được một cục vàng nhỏ hơn và không ngần ngại bán cho người khác.

Sau một thời gian, tin đồn về việc Hà Phụng Sinh đào được bảo vật đã được lan truyền khắp nơi. Sau khi biết tin, các chuyên gia đến xem đều bàng hoàng, hóa ra những món đồ này không chỉ là vàng ròng mà còn là bảo vật quý hiếm.

Đào được ‘con rồng’ ngay trong sân nhà, anh nông dân chưa kịp vui mừng thì có người tìm đến: Thưởng 1.300 NDT và tìm việc mới cho anh - Vì sao? - Ảnh 1.

Xem hình ảnh đầy đủ của sợi dây chuyền được tìm thấy (Nguồn: 163)

Các chuyên gia vào cuộc

Sau khi thẩm định, tất cả món đồ được tìm thấy đều làm bằng vàng, đặc biệt nhất là chiếc vòng vàng hình con rồng dài 128 cm, nặng 212 gam. Nó không chỉ có hình dáng tinh xảo nhất mà còn sử dụng kỹ thuật phức tạp nhất trong nghề thủ công.

Sợi dây chuyền vàng hình rồng thời cổ đại còn được gọi là "ngũ binh", nó thuộc loại trang sức quan trọng của các cung tần mỹ nữ thời xưa.

Những di vật văn hóa bằng vàng mà Hà Phụng Sinh phát hiện được là vô cùng quý hiếm trong lịch sử khảo cổ học, được xếp vào danh sách những di tích văn hóa cấp quốc gia. Ban di tích văn hóa địa phương không chỉ thưởng cho anh ấy 1.300 NDT tiền mặt đồng thời còn sắp xếp cho anh một công việc ổn định.

Bên cạnh đó, việc anh Đổng ở Giang Tô nhặt được cục vàng cũng được ban di tích văn hóa địa phương chú ý, vì những người dân làng khác cũng lần lượt nhặt được cục vàng tương tự.

Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia tin rằng những 'hạt cốm' vàng nhỏ mà dân làng nhặt được là những hạt dưa vàng cổ xưa, được vua chúa đặc biệt dùng để ban thưởng.

 

Tại sao những bảo vật này lại nằm rải rác ở nhiều nơi như vậy?

Lai lịch của những món bảo vật này liên quan đến một câu chuyện địa phương: Vào thời Xuân Thu, Ngũ Tử Tư chạy trốn để tránh sự truy sát của Sở Bình Vương, khi đi qua Lật Dương thì đói và khát. May mắn một người ở gần đó đã cứu giúp Ngũ Tử Tư.

Cảm động trước ơn cứu mạng, một thời gian sau Ngũ Tử Tư quay lại để trả ơn vị ân nhân xưa nhưng không thể tìm được bất cứ thông tin nào. Để bày tỏ lòng biết ơn, ông đã ném rất nhiều hạt dưa vàng và vàng bạc xuống nước.

Câu chuyện này được ghi lại chi tiết trong "Ngô Việt Xuân Thu", nội dung hoàn toàn giống như dân gian lưu truyền ở địa phương. Tuy nhiên, về nguồn gốc của những miếng vàng mà anh nông dân ở Giang Tô và Nội Mông có thực sự liên quan đến nhau hay không thì vẫn chưa chắc chắn. Các chuyên gia vẫn cần nghiên cứu thêm để đi đến kết luận cuối cùng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm