Đây là âm thanh từ nhạc cụ 18.000 năm tuổi
Tập tục kéo dài hộp sọ của người cổ đại / Phát hiện các hình vẽ kỳ bí của người Nazca cổ đại
Ngoài ra, lớp vỏ ngoài lởm chởm cũng được gọt nhẵn đi, có lẽ để cho việc cầm nắm được dễ dàng hơn và trên đó còn in những dấu vân tay màu đỏ, nhòe nhoẹt, giống với màu sắc của một bức tranh trên vách một hang động, cách đó chỉ vài bước chân.
Hình ảnh CT cho thấy từng có một ống thổi gắn vào phần miệng vỏ ốc. Ảnh: Wired.
Trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu từ một số trường đại học và viện bảo tàng ở Pháp đã sử dụng máy quét CT và các công nghệ hình ảnh khác, chứng minh rằng một người nào đó trong thời đại đồ đá cũ đã rất cẩn thận sửa đổi chiếc vỏ và biến nó thành một nhạc cụ cổ nhất từng được tìm thấy.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn nhờ một nhạc sĩ chơi thử và tiết lộ những âm thanh đã không vang lên trong nhiều thiên niên kỷ.
Manh mối đầu tiên cho thấy chiếc vỏ ốc này thực sự là một dụng cụ là phần chóp bị gãy. Nếu bạn tìm thấy một chiếc vỏ ốc xà cừ trên bãi biển, bạn sẽ không thể bẻ nó bằng tay, bạn phải dùng đá để đập nếu muốn đưa không khí đi qua các khoang bên trong.
Trong ảnh chụp CT số 2, chúng ta dễ dàng nhận thấy một lỗ thủng trên chóp. Ngoài ra, các nhà khoa học còn minh họa thêm một ống màu vàng, được cho có thể là một chiếc xương chim rỗng được gắn vào như một ống thổi.
Hình số 9 và 10 bên phải là một nhạc cụ bằng ốc xà cừ khác của New Zealand, với một ống thổi được lắp vào phần đỉnh bị vỡ. Các nhà nghiên cứu Pháp dự đoán rằng chiếc vỏ 18.000 năm tuổi này có cùng một phụ kiện.
Xung quanh phần miệng vỡ của chiếc vỏ là dấu vết của một loại nhựa hoặc sáp dính. Theo nhóm nghiên cứu, đó có thể là chất kết dính để dán phần ổng thổi vào vỏ ốc.
Một bằng chứng tình cờ khác khi các nhà nghiên cứu yêu cầu một nhạc công thử chơi chiếc vỏ ốc, âm thanh thoát ra nghe giống với kèn trumpet hoặc trombone nhưng trầm hơn. Tuy nhiên, phần vỡ lởm chởm nơi tiếp xúc với môi người nhạc công đã làm anh ta bị đau, nhờ đó, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng phải có một ống thổi để giúp việc chơi loại nhạc cụ này dễ dàng hơn.
“Nó rất bất thường và đã làm tổn thương môi anh ấy. Anh ấy không thể chơi tiếp vì quá đau đớn. Tại sao một người cổ đại lại bỏ công sửa đổi một chiếc vỏ ốc, để rồi phải chịu đau như thế nếu không có một chiếc ống thổi?”, một thành viên trong nhóm nói.
Về niên đại của nhạc cụ vỏ ốc, vì không thể phá vỡ nó để xác định bằng cacbon, các nhà khoa học dựa vào một hang động gần đó, cách nơi tìm thấy chiếc vỏ vài bước chân.
Vì cả chiếc vỏ và một bức tranh vẽ trong hang động nói trên đều in nhiều dấu tay có màu đỏ mờ giống nhau, họ xác định tất cả thuộc về một nhóm người cổ đại tại cùng một thời điểm.
Bằng việc phân tích tuổi của những vật dụng bên trong hang động như mẩu than và xương, nhóm nghiên cứu kết luận nhạc cụ vỏ ốc có niên đại khoảng 18.000 năm.
Phát hiện trên góp phần giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về sự phong phú của nền văn minh đồ đá cũ và đời sống tinh thần của người cổ đại sống cách đây nhiều thiên niên kỷ.
Nhà khảo cổ học April Nowell, Đại học Victoria, Australia, cho biết: “Họ có âm nhạc, nghệ thuật, dệt may, gốm sứ, họ là những người có đời sống sinh hoạt thực sự phong phú".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Ông lão lên núi nhặt được một tảng 'đá thịt lợn' lớn, có người ra giá hơn 350 triệu không bán, kết quả thẩm định 'báu vật' này là gì?
Một người nông dân lên núi đào măng, tìm thấy hai 'quả trứng đẫm máu', các chuyên gia xem xong phán: Trị giá hơn 2,8 tỷ đồng
Trong 'Tây Du Ký', vì sao khắp Tam giới không ai dám giết Tôn Ngộ Không? Câu trả lời hiện rõ trên tảng đá nơi hắn sinh ra
CLIP: Báo săn hợp sức săn loài chim lớn nhất thế giới và cái kết bất ngờ