Khám phá

Đến thăm Cố cung, nữ sinh Nhật Bản vừa nhìn thấy 1 bức tranh đã kinh ngạc thốt lên: "Đây chẳng phải là mình sao?"

Rốt cuộc chuyện này là thế nào?

Những bí ẩn trong lịch sử làm đau đầu các nhà khoa học / Thoát chết dưới tay quân Thanh, vị tướng của Thái Bình Thiên Quốc tiết lộ 2 bí mật lớn lịch sử chưa từng ghi chép

Cố cung được xây dựng vào năm Minh Thành Tổ thứ 4, đây là nơi Hoàng đế hai triều Minh, Thanh ở và xử lý quốc sự. Thời cổ đại, nơi đây còn được gọi là Tử Cấm Thành.

Bởi vì tổng diện tích nơi đây lên tới 720.000 m2, nếu không tính cung điện thì nơi đây tổng cộng cũng có hơn 9.000 gian phòng, sánh ngang với kết cấu của một tòa thành.

>> Xem thêm: Tòa vương phủ đáng sợ nhất thành Bắc Kinh: Hậu duệ của 3 đời chủ nhân không yểu mệnh thì cũng gặp tai ương

Hơn thế kiến trúc trong Cố cung còn rất tinh xảo, từng tòa cung điện hay mỗi dòng suối nơi đây đều được xây dựng, thiết kế dựa theo các vì tinh tú trên bầu trời.

Trong cuốn "Hậu Hán thư" có ghi chép rằng: "Trên trời có Tử Vi Cung, là nơi Thượng Đế ở. Hoàng đế xây cung điện cũng theo vậy mà làm.", cho nên chữ "Tử" trở thành tên gọi phổ biến cho các toà cung điện mà Hoàng đế xây dựng.

Mặt khác, bởi vì Hoàng cung là nơi cấm địa, người bình thường không được phép đi vào nơi đây, cho nên mới gọi là "Tử Cấm Thành".

>> Xem thêm: Đi câu cá thì phát hiện 'nhiều con mắt nhìn chằm chằm', nhóm bạn trẻ đánh liều mang về và kinh ngạc vì kết quả

Các kiến trúc, thiết kế được dùng trong Cố cung là tiên tiến nhất thời bấy giờ, chỉ riêng trên nóc cung điện cũng đã có hơn 10 kiểu cấu trúc, kiểu dáng khác nhau, ví dụ, đa phần các cung điện chính đều sử dụng màu vàng, nhưng trong nơi ở của Hoàng tử lại sử dụng kiến trúc nóc đỉnh màu xanh lục, ngoài ra còn có các kiểu mái lưu ly màu xanh lam, màu tím, màu xanh phỉ thúy… rất đa dạng.

Được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420, Cố cung Bắc Kinh mất 14 năm để hoàn thiện kiến trúc tráng lệ và nguy nga của mình.

Đến năm 1961, nơi đây được xếp vào danh sách các di tích lịch sử văn hóa trọng điểm cần được bảo tồn tại Trung Quốc, sau đó được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

>> Xem thêm: Bỏ 30 NDT mua cục gỗ bỏ đi để làm đồ chơi, chàng trai cười không khép được miệng khi phát hiện “vật thể” bí mật giấu bên trong

Kể từ khi Cố cung mở cửa đón tiếp khách tham quan, mỗi năm nơi đây đón tiếp khoảng 6 đến 8 triệu lượt khách, trong số đó có nhiều du khách nước ngoài.

Đến thăm Cố cung, nữ sinh Nhật Bản vừa nhìn thấy 1 bức tranh đã kinh ngạc thốt lên: Đây chẳng phải là mình sao? - Ảnh 2.

Cố cung.

Phát hiện đầy kinh ngạc của một cữ sinh Nhật Bản

Yuki là một nữ sinh Nhật Bản. Năm 2016, cô đến Trung Quốc du lịch, tình cờ bị thu hút bởi một bức bích họa trong Cố cung.

Ban đầu, Yuki cảm thấy bức bích họa này rất quen mắt, người được vẽ trong tranh có một khuôn mặt tròn, ăn vận trang phục truyền thống, trên đầu đội chiếc mũ miện cao cao, mắt và miệng trông rất xinh xắn, nổi bật nhất là trên gò má còn được đánh phấn hồng, trông rất có đặc điểm của người dân tộc.

>> Xem thêm: Viên đá đột nhiên "đổi màu" khi gặp nước, người đàn ông nửa mừng nửa lo không biết mình đã nhặt về thứ gì

Sau khi quan sát kỹ lưỡng, Yuki kinh ngạc thốt lên: "Đây chẳng phải là mình sao?". Cho dù là xét về hình dáng khuôn mặt hay ngũ quan thì người trong bức bích họa quả thật rất giống với bản thân cô, cho nên Yuki đã chụp một tấm ảnh chung với bức bích họa ấy.

 

Sau khi trở về nước, cô chia sẻ trải nghiệm của bản thân lên mạng, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Ban đầu, mọi người đều bị thu hút bởi vẻ bề ngoài của Yuki, nhưng sau đó có một cư dân mạng cho biết người có vẻ ngoài giống với Yuki trong bức bích họa là một cô công chúa nhà Nguyên, cách ăn mặc và trang điểm của cô đều tương đồng với những ghi chép được ghi lại thời nhà Nguyên.

Thậm chí có người còn nghịch ngợm photoshop khuôn mặt của Yuki vào bức bích họa của công chúa nhà Nguyên, kết quả là không hề có chút chênh lệch nào, nhiều người còn cảm thán, nếu không phải tận mắt nhìn thấy, chắc họ đã nghĩ đây là xuyên không rồi.

Người giống người không phải là chuyện hiếm gặp

Cuối thời nhà Thanh, máy ảnh của phương Tây du nhập vào Trung Quốc đã gây ra một cơn sốt tại nước này.

Có nhiều nhà nhiếp ảnh gia phương Tây đã lưu lại nhiều dấu ấn ở khắp nơi tại Trung Quốc, thậm chí trong Hoàng cung còn có cả nhiếp ảnh gia của Hoàng gia, đa phần các bức ảnh chụp Từ Hi Thái hậu đều là do nhiếp ảnh gia Hoàng gia Dụ Huân Linh chụp lại.

 

Đến thăm Cố cung, nữ sinh Nhật Bản vừa nhìn thấy 1 bức tranh đã kinh ngạc thốt lên: Đây chẳng phải là mình sao? - Ảnh 4.

Từ Hi Thái hậu.

Cha của Dụ Huân Linh là quan Tam phẩm thời nhà Thanh, từ khi còn trẻ, Dụ Huân Linh đã từng cùng cha mình đi sứ nước ngoài, ở đó, ông học được rất nhiều kỹ năng mới mẻ, sau này khi trở về nước rất được Từ Hi Thái hậu yêu thích.

Năm 1912 nhà Thanh sụp đổ, Phổ Nghi cùng Hoàng thân quốc thích còn lại vẫn được cho phép sinh sống trong Cố cung, nhưng thực tế đã không còn thực quyền gì nữa.

Xuất hiện bức ảnh y hệt Hoàng hậu Uyển Dung thời nhà Thanh sau 100 năm

Khi đó Uyển Dung đã vào cung được hơn 1 năm, bấy giờ nàng mới chỉ 17 tuổi, đang độ tuổi hoạt bát, hiếu động. Trong cung đình, khi rảnh rỗi không có việc gì làm, Uyển Dung thường thích dạo vườn hoa, nuôi chó.

 

Bấy giờ trong Hoàng cung vẫn có nhiếp ảnh gia Hoàng gia cho nên bức ảnh Uyển Dung trước Hệ Thưởng đình Ngự hoa viên đã được chụp lại. Trong bức ảnh, Uyển Dung mặc trang phục cung đình, trên miệng hé nụ cười quả thực rất mê người.

Vốn cho rằng đây là một bức ảnh quý giá, nhưng 100 năm sau, bức ảnh Uyển Dung một lần nữa bất ngờ xuất hiện ngay trước Hệ Thưởng đình.

Đương nhiên người trong bức ảnh đó không phải là Hoàng hậu Uyển Dung và nó mang đến cảm giác giống như xuyên không cho người xem.

Tuy rằng đình viện ấy đã bị phá dỡ từ lâu, nhưng cây cối xung quanh vẫn mọc vòng quanh trung tâm, đặc biệt là những bậc thềm đá trong Ngự hoa viên vẫn mang hình dáng y hệt như năm ấy, mang đến cho người ta cảm giác như cách cả một đời.

Người giống hệt Phi tần Văn Tú của Phổ Nghi

 

Văn Tú là Hoàng phi đầu tiên của Phổ Nghi, vào cung từ năm 1922, bởi vì ở trường thông minh hiếu học, tính cách lại hoạt bát được người yêu thích, tình cảm giữa bà và Phổ Nghi cũng rất tốt.

Đến thăm Cố cung, nữ sinh Nhật Bản vừa nhìn thấy 1 bức tranh đã kinh ngạc thốt lên: Đây chẳng phải là mình sao? - Ảnh 6.

Phi tần Văn Tú và La Ngọc Phượng.

Tuy nhiên sau khi Phổ Nghi bị đuổi ra khỏi cung, Văn Tú nhiều lần khuyên ngăn ông rằng đến đầu quân cho người Nhật sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp gì, vì chuyện này khiến tình cảm giữa hai người ngày một xa cách.

Tháng 8 năm 1931, bà đã chính thức đăng báo tuyên bố ly hôn với Phổ Nghi, vì chuyện này, Văn Tú đã trở thành người phụ nữ đầu tiên dám ly hôn với Hoàng đế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Rất nhiều năm sau, hậu thế bắt đầu phân tích mổ xẻ hình dáng dung nhan của bà.

 

Cách đây không lâu, một cư dân mạng tinh tế nhận ra, có một nhân vật từng nổi trên mạng trước đây trông rất giống Văn Tú, cô ấy chính là La Ngọc Phượng.

Bởi vì cả hai người đều có nét đẹp đặc biệt, đặc biệt nhất là khuôn miệng của Văn Tú và Phượng tỷ phải gọi là giống nhau đến 90%.

Ngoài ra cũng có rất nhiều minh tinh, người nổi tiếng có diện mạo giống với các nhân vật lịch sử cách đây cả trăm năm, ví dụ như Quách Tinh Tinh với Đinh Linh; Trần Kiến Bân với Hồ Tuyết Nham; Uyển Dung với Tuyết Thảo…

Tuy rằng chúng ta đều tin rằng không hề có chuyện xuyên không, nhưng những câu chuyện về người có vẻ ngoài giống với nhân vật xưa quả thực là quá mức trùng hợp. Không biết liệu truyền thuyết trong dân gian về việc cứ 100 năm lại xuất hiện một người giống với bản thân có phải là thật hay không?

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm