Khám phá

Điều gì xảy ra nếu toàn bộ băng trên Trái Đất tan hết?

99% lượng băng trên Trái Đất nằm tại Greenland và Nam Cực, mỗi năm đều có một lượng băng tan chảy vào đại dương. Thông thường sẽ mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để lượng băng này tan hết.

Phát hiện mặt trăng thứ hai của Trái Đất / Các nhà khoa học phát hiện loài động vật đầu tiên trên Trái đất không hề thở

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu điều đó xảy ra chỉ trong một đêm?

Ảnh minh họa.

Tình hình có vẻ khá tệ khimực nước biển sẽ dâng lên khoảng 66 mét. Các thành phố ven biển sẽ bị xóa sổ bởi một trận lụt khổng lồ, sẽ có đến 40% dân số trên thế giới mất nhà cửa.

Trong khi sự hỗn loạn diễn ra trên đất liền thì bên dưới lòng đất cũng không kém phần sôi động. Lượng nước biển dâng cao khiến các mạch nước ngầm bị nhiễm mặn, nước mặn có thể đi vào các mạch nước ngầm sâu trong lục địa. Những mạch nước ngầm này chính là nguồn cung cấp nước ngọt cho con người phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu và làm mát các nhà máy điện. Toàn bộ các mạch nước ngầm sẽ bị phá hủy.

Mặt khác, băng tại Greenland và Nam Cực được hình thành từ nước ngọt, do đó khi chúng tan chảy, khoảng 69% lượng nước ngọt trên thế giới sẽ chảy vào đại dương. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến các dòng hải lưu và điều kiện khí hậu trên Trái Đất.

Đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. 1% băng còn lại nằm trong các con sông băng sâu trong đất liền, nếu chúng cũng tan chảy nốt thì một lượng lớn hóa chất độc hại đượclưu trữ hàng thập kỉsẽgiải phóng vào môi trường và đầu độc từng con sông, con suối, hồ nước và cả mạch nước ngầm mà chúng đi qua.

Phần còn lại trong 1% đó nằm bên dưới lòng đất, phần lớn tại vùng lãnh nguyên ở Bắc Cực, hay còn gọi là băng vĩnh cữu. Băng vĩnh cữu là các chất hữu cơ bị đóng băng trong hơn hai trăm năm. Giờ đây, vấn đề nguy hiểm nhất khi lượng băng này tan chảy là nhiễm độc thủy ngân.

 

Có đến 56 triệu lít thủy ngân đang được lưu trữ trong băng vĩnh cữu tại Bắc Cực. Nó gần bằng toàn bộ lượng thủy ngân hiện có trên Trái Đất. Ngoài ra, các chất hữu cơ trong băng vĩnh cữu là miếng mồi ngon cho các loại vi sinh vật.

Sau khi chúng phân hủy số chất hữu cơ này, một lượng khổng lồ khí nhà kính sẽ được thải ra môi trường, bao gồm khí CO2 và khí metan. Các nhà khoa học ước tính lượng khí nhà kính thải ra có thể gấp đôi số hiện có trong khí quyển và có khả năng làm nhiệt độ Trái Đất hiện nay tăng thêm khoảng 3,5 độ C.

Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng con số này có thể sẽ khiến bạn phải tạm biệt kỷ băng hà thu nhỏ ở Bắc Âu và toàn bộ sông, hồ trên hành tinh này. Nước sẽ bị bốc hơi do nhiệt độ tăng cao, gây ra hạn hán trên diện rộng và hình thành khí hậu sa mạc.

Và toàn bộ lượng hơi nước đó trong khí quyển sẽ là nguyên liệu cho các cơn bão, lũ lụt và các cơn lốc xoáy diễn ra thường xuyên hơn và mạnh hơn. Sẽ có một cuộc di dân lớn đến Canada, Alaska, phần còn lại của Bắc Cực và có thể là phần còn lại của Nam Cực

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm