Đời huy hoàng của danh tướng cả gan trả thù La Mã
Danh tướng Hannibal của đế chế Carthage dẫn dắt quân đội chiến đấu chống lại sự bành trướng của quân đội La Mã trong cuộc Chiến tranh Punic lần 2.
Danh tướng thời vua Lê chúa Trịnh 13 tuổi đã làm quan là ai? / Độc thần kiếm và vũ khí lợi hại của danh tướng Tây Sơn
Danh tướng Hannibal là nhà cầm quân nổi tiếng của đế chế Carthage từng làm bá chủ khu vực Địa Trung Hải trước khi đế chế La Mã chiếm đóng nơi này. Hannibal Barca (247 – 183 TCN) là một danh tướng người Carthage nổi danh với những chiến công huy hoàng. Ông sinh ra trong gia đình nhà binh.
Nhà cầm quân Hannibal là con trai tổng chỉ huy của quân đội Carthage - Hamilcar Barca vang danh thiên hạ. Cha của Hannibal đặt tên con như vậy là vì từ này có nghĩa là “niềm vui của thần Baal” - vị chủ thần trong tôn giáo người Carthage. Trong khi đó, họ Barca có nghĩa là “tia chớp”.
Sau khi bị quân đội La Mã đánh bại trong cuộc Chiến tranh Punic lần 1, năm 241 TCN, Hamilcar đã quay về huấn luyện lại quân đội, tập trung lực lượng và chờ cơ hội "phục thù" La Mã.
Ngày từ khi còn nhỏ, Hannibal được cha - danh tướng Hamilcar đưa đến Tây Ban Nha và tiếp nhận sự huấn luyện nghiêm khắc để trở thành nhà câm quân kiệt xuất. Đồng thời, Hannibal cũng nhen nhóm sự căm thù đế chế La Mã và hy vọng có cơ hội cầm quân, đánh bại kẻ thù truyền kiếp của người Carthage.
Năm 26 tuổi, Hannibal trở thành tổng chỉ huy của quân đội Carthage sau khi người cha Hamilcar tử trận và người anh rể Hasdrubal bị ám sát. Sau đó, vị tướng lừng danh Hannibal củng cố quân đội và bắt đầu chinh phục Iberia.
Danh tướng Hannibal đã cưới Imilce - công chúa Iberia và chinh phục hoặc liên minh với nhiều bộ lạc ở Iberia nhằm tạo lợi thế trong cuộc chiến với La Mã sau này.
Năm 219 TCN, Hannibal bao vây, tấn công thành Saguntum ở Sagunto, Tây Ban Nha. Saguntum là đồng minh của La Mã trên đất Tây Ban Nha. Trong cuộc chiến đó, Hannibal chiếm được ngôi thành này sau 8 tháng chinh chiến. Sự việc này khiến La Mã vô cùng tức giận và nó đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Punic lần 2 nổ ra sau đó.
Năm 218 TCN, Hannibal đã cho quân đội Carthage tiến hành một cuộc hành quân lớn vượt qua dãy núi Pyrenees hướng tới Gaul (miền Nam nước Pháp) với sự tham gia của hơn 100.000 binh sĩ và khoảng 40 con voi chiến. Kế đến, Hannibal dẫn quân vượt qua dãy núi Alps, lập nên thành tích quân sự chưa từng có.
Mặc dù đạt được thành công đó nhưng quân đội Carthage tổn thất khá lớn khi chỉ còn khoảng 1/3 đội quân so với lúc đầu. Theo đó, đội quân của Hannibal còn khoảng 20.000 bộ binh, 6.000 kỵ binh và 37 con voi chiến.
Trong 3 năm đầu diễn ra cuộc Chiến tranh Punic lần 2, quân đội Carthage nắm quyền chủ động khiến quân đội La Mã thương vong nặng nề trong các trận đánh như Trebbia, Trasimene và Cannae.
Tuy nhiên, do cuộc chiến kéo dài cộng thêm viện trợ ngày càng ít từ Carthage nên quân đội của Hannibal dần mất quyền chủ động trên chiến trường.
Năm 202 TCN, trong trận chiến Zama, Hannibal bị tướng Scipio Africanus của La Mã đánh bại. Theo đó, đế chế Carthage thất bại trong trận chiến Punic lần 2. Vì vây, Hannibal phải bỏ trốn do bị quân đội La Mã truy đuổi ráo riết. Tuy nhiên, đến năm 183 TCN, Hannibal uống thuốc độc tự sát tại Libyssa do lo sợ bản thân rơi vào tay kẻ thù.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
CLIP: Cười "ngả nghiêng" với màn đấm bốc giữa người và Kangaroo
Cột tin quảng cáo