Khám phá

Giải mã bí ẩn mối tình hoàng đế Càn Long - Hàm Hương

Thực tế, Hàm Hương không hề cự tuyệt hoàng đế Càn Long đến nỗi phải chết trẻ. Mỹ nhân người Hồi này được hoàng đế Càn Long sủng ái vô cùng.

Dòng họ đáng thương nhất Trung Quốc: Từng có 15 Hoàng đế nhưng nay lại hiếm hoi, 'địch thủ' của Gia Cát Lượng mang họ này / Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng của Mông Cổ

Nhắc đến Hàm Hương, nhiều người nghĩ ngay đến mối tình éo le của Hương Phi trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách.

Cũng có nhiều người cho rằng, Hương Phi là nhân vật hư cấu, không có thực ngoài đời.Tuy nhiên, nhiều sử gia khẳng định, Hương Phi trong phim ảnh và tiểu thuyết là nhân vật có thật.

Nhưng nàng không hề cự tuyệt hoàng đế đến nỗi phải chết trẻ. Và hình tượng Hàm Hương chính là lấy nguyên mẫu từ Dung Phi của hoàng đế Càn Long.

Dung Phi không phải là vợ góa của thủ lĩnh người Hồi chống lại triều Thanh như trong truyền thuyết mà là con gái của gia đình có công với triều đình trong cuộc bình định Tân Cương.

Giải mã bí ẩn mối tình hoàng đế Càn Long - Hàm Hương

Tạo hình nhân vật trên phim ảnh.

Năm 1759, Dung Phi theo người anh trai là Đồ Nhĩ Đô về Bắc Kinh nhận sắc phong "Phụ quốc công", sau đó nàng được tuyển vào hậu cung, phong là Hòa quý nhân theo tên họ gốc, sau được thăng lên hàng tần phi.

Người vợ Hồi duy nhất này được Càn Long rất sủng ái.

Nhà vua cho phép nàng giữ tín ngưỡng và cách ăn mặc của dân tộc mình, đến khi nàng được phong quý phi mới may trang phục kiểu Mãn Thanh.

Những điều kiện của Dung Phi trước khi lên kiệu hoa như: Khi nàng về kinh phải có anh trai đi cùng và nếu nàng chết thì phải đưa thi thể về cố hương an táng... cũng được Càn Long chấp thuận.

 

Mặc dù trước đó, những người đồng bào Hồi của nàng đã gây rối loạn ở Tân Cương khiến triều đình nhiều phen đau đầu nhưng sự trân trọng của Càn Long đối với nàng không hề giảm.

Giải mã bí ẩn mối tình hoàng đế Càn Long - Hàm Hương

Trong cung, số cung tần mĩ nữ nhiều vô số nhưng nhà vua vẫn dành nhiều sự sủng ái cho Dung Phi dù nàng đã sang tuổi xế chiều.

 

Dung Phi qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 55, Càn Long đau buồn đến mức bỏ thiết triều suốt 3 ngày.

Tang lễ được tổ chức rất long trọng, đàn ông từ thân vương trở xuống, đàn bà từ công chúa, phúc tấn trở xuống đều phải có mặt để dự tang lễ.

Nhà vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang thi thể của Hương Phi về an táng tại khu Đông lăng (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay) của dòng họ A Bá Hòa Trác do ông tổ của Hương Phi xây dựng từ năm 1640.

Khu lăng mộ ấy hiện vẫn tồn tại như một thánh đường rộng lớn nằm ở ngoại ô Bắc Kinh. Hàng ngày, có rất nhiều người đến thăm mộ Hương Phi, chiêm ngưỡng kỳ quan lăng mộ xây theo kiểu mộ cổ Hồi giáo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm