Khám phá

Giải mã bí ẩn về cuộc đời và chuỗi đầu lâu đeo ở cổ của Sa Tăng

DNVN – Là đồ đệ cuối cùng được Đường Tăng cảm hóa, Sa Tăng đã dốc lòng phò trợ sư phụ đến Tây Thiên thỉnh kinh. Nhưng trước khi làm đệ tử của vị cao tăng Đai Đường thì cuộc đời của Sa Tăng lại có nhiều sóng gió và bí mật đáng sợ.

Nghi vấn bất ngờ về Nhị Lang Thần 'Tây Du ký' và Dương Tiễn 'Phong Thần Bảng' / Bốn đại pháp bảo trong Tây Du Ký, Kim Cang Trác xếp thứ hai, hạng nhất thực sự quá lợi hại

Sa Tăng vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, là chức để coi việc trông rèm, trông sa giá cho Ngọc Đế. Năm xưa do làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.
Sau khi bị đày xuống hạ giới, Sa Tăng làm yêu quái và cực kỳ thích ăn thịt người. Hễ ai đi ngang qua sông Lưu Sa, ắt sẽ là “bữa ăn” ngon lành cho hắn. Không chỉ ăn thịt người, Sa Tăng còn đặc biệt thích ăn thịt trẻ con.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong truyện Tây Du Ký, nhà văn Ngô Thừa Ân từng miêu tả Sa Tăng như sau:
“Khắp đầu tóc đỏ rối tung,
Tròn xoe hai mắt sáng trưng như đèn.
Mặt thì xâm xạm đen đen,
Tiếng rống như sấm thét lên vang lừng.
Mình khoác áo lông ngỗng vàng,
Lưng thắt hai dải mây rừng trắng bong.
Chín đầu lâu cổ đeo vòng,
Tay cầm bảo trượng oai phong vô cùng.”
Trên cổ Sa Tăng đeo chuỗi vòng 9 đầu lâu và Sa Tăng từng giải thích với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có chín cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem”.
Chín đầu lâu ấy chính là của Đường Tăng ở chín kiếp trước, khi một mình đi thỉnh kinh ngang qua sông Lưu Sa, địa bàn của Sa Tăng thì không thể đi nữa, chỉ có thể bỏ mạng ở nơi đó.
Có thể thấy Sa Tăng của trước kia vốn là một yêu quái tung hoành ngang ngược, hại dân chúng lầm than oán trách, chẳng có chút nào gọi là hiền lành, đôn hậu, trung thực và chịu khó như lúc đi thỉnh kinh. Nhưng chính sự cảm hóa của Đường Tăng cùng Bồ Tát đã làm Sa Tăng hiểu rõ đạo nhân nghĩa là gì, một lòng phò tá lên đường thỉnh kinh, không ngại nặng nhọc gian khổ mà oán than hay trách cứ bất kỳ điều gì.
Quốc Bảo (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm