Khám phá

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng

Nghe thì có vẻ khó tin nhưng điều này lại hoàn toàn có thật, và Guy Louis Gabaldon thực sự là một huyền thoại.

Sứ mệnh mật trong Thế chiến II: Bắt cóc các nhân vật chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler / Đội quân lính đánh thuê của Hitler trong Thế chiến thứ II

Guy Louis Gabaldon (22/3/1926 - 31/8/2006) sinh ra trong một gia đình Mexico ở Los Angeles, California, là con trong một gia đình có bảy người con. Khi lên 10 tuổi, anh phải kiếm tiền để giúp đỡ cho gia đình thông qua các băng nhóm đánh giày và trở thành thành viên của một băng nhóm đa sắc tộc ở địa phương.

Khi lên 12 tuổi Guy được nhận nuôi bởi gia đình Nakano - một gia đình người Mỹ gốc Nhật, khi đó anh không biết được rằng những năm tháng sống ở đây đã đóng vai trò quan trọng như thế nào trong tương lai của mình. Khi Guy sống với gia đình Nakano, anh được đến trường ngoại ngữ hàng ngày với lũ trẻ để học tiếng Nhật, đồng thời tìm hiểu về phong tục và văn hóa của Nhật Bản.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, gia đình Nakano được chuyển đến Trung tâm Nhập cư Heart Mountain ở Wyoming , còn Guy thì phải chuyển đến Alaska và làm việc trong một xưởng đóng hộp. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1943, Guy gia nhập Thủy quân lục chiến vào đúng ngày sinh nhật thứ 17 của mình. Năm 1973, Guy đăng ký tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương và được cử đến trụ sở của Lực lượng Thủy quân Lục chiến số 2 với vai trò trinh sát và quan sát cuộc chiến tại Saipan.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 1.
Chiến tranh Thái Bình Dương là tên gọi một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á từ ngày 7 tháng 12 năm 1941 đến 2 tháng 9 năm 1945.

Việc chiếm đóng Saipan được coi là điều cần thiết để thiết lập một sân bay có thể tiếp nhận siêu máy bay ném bom B-29, sẽ được sử dụng cho cuộc xâm lược toàn diện theo kế hoạch tiếp theo vào đất liền Nhật Bản. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1944, hạm đội bắt đầu chiếm Saipan, hạm đội có 127.570 quân nhân Hoa Kỳ, bao gồm cả Thủy quân lục chiến từ Sư đoàn 2 và 4. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lính Nhật hiếm khi đầu hàng, và vì cuộc xâm lược của quân đội Mỹ đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Nhật, họ được lệnh cứ mỗi người lính Nhật chết hoặc tự sát ở Saipan phải giết được 7 lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 2.

Vào đêm đầu tiên ở Saipan, Guy đã áp dụng những gì học được khi còn sống chung với nhà Nakano. Đầu tiên, anh ra ngoài một mình, dùng tiếng Nhật thuyết phục hai người lính Nhật đầu hàng và cùng anh trở về doanh trại. Guy cho biết anh đã quen với việc hành động một mình và sẽ cảm thấy rất lo lắng nếu dẫn theo người khác bởi nó sẽ gây ra những tranh chấp không đáng có. Mặc dù mang về được hai tù nhân mà không phải tốn một viên đạn, nhưng anh ta vẫn bị tòa án quân sự kết án và đe dọa buộc phải giải ngũ.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 3.

Nhưng sau khi tất cả những điều này xảy ra, Guy vẫn muốn giải quyết sự việc một cách hòa bình nhất có thể, vẫn kiên quyết thuyết phục những người lính Nhật đầu hàng. Lần này anh ta tìm thấy một hang động, nơi có rất nhiều người Nhật đang ẩn náu. Guy đã giết một trong những lính canh ở đó và đây sẽ là viên đạn duy nhất được sử dụng trong toàn bộ chiến dịch thuyết phục đầu hàng của Guy.

Sau khi giết người lính canh, Guy đã hét lên bằng tiếng Nhật: "Bạn đang bị bao vây, và bạn không có lựa chọn nào khác ngoài đầu hàng. Hãy ra ngoài và chúng tôi sẽ không giết bạn! Tôi đảm bảo rằng bạn sẽ được đối xử tốt. Chúng tôi không muốn giết các bạn!". Sáng hôm sau, Guy trở lại doanh trại với 50 tù nhân. Lần này, cấp trên không trách anh nữa mà quyết định ủy quyền cho Guy một mình bắt thêm quân địch.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 4.

Ngày hôm sau, ngày 8 tháng 7, Guy bắt thêm hai lính canh của địch và thả một trong số họ về nơi ẩn náu để người này thuyết phục nhiều người khác đầu hàng. Sau đó, một sĩ quan Nhật Bản xuất hiện, sau cuộc đối thoại với Guy, sĩ quan này chấp nhận điều khoản đầu hàng, hơn 800 binh lính và dân thường Nhật Bản đã đầu hàng Guy Gabaldon. Bởi vì những việc làm của Guy, anh ta được biết đến như một tay súng cừ khôi mà không cần dùng tới đạn của cuộc chiến tại Saipan.

 

Tuy nhiên, điều kỳ diệu mà Guy Gabaldon tạo ra vẫn chưa kết thúc. Trong trận chiến tại đảo Tinian, Guy tiếp tục thuyết phục binh lính Nhật đầu hàng. Kỹ năng đàm phán của ông cuối cùng đã dẫn đến sự đầu hàng của khoảng 1.500 binh lính và dân thường ở các đảo Saipan và Tinian.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 5.

Chỉ huy của Guy - Đại úy John Schwabe đã nói rằng, Alvin Cullum York, đã nhận được Huân chương Danh dự vì đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào tổ súng máy của Đức, lấy ít nhất một súng máy, giết chết ít nhất 25 binh sĩ địch và bắt giữ 132 trong Thế chiến thứ nhất. Còn Guy đã bắt giữ được nhiều binh lính, gấp 10 lần Trung sĩ York mà chỉ tốn có một viên đạn, bởi vậy Guy cũng xứng đáng được nhận Huân chương Danh dự.

Nhưng sau đó, Guy lại được tặng thưởng Huân chương Sao Bạc, và năm 1960, ông được thăng lên Hải quân Thập tự huy chương về lòng dũng cảm cao quý thứ hai trong quân đội Hoa Kỳ.

Guy Louis Gabaldon: Chỉ với 1 viên đạn đã khiến cho 1.500 chiến binh huyền thoại của địch đầu hàng - Ảnh 6.

Sau khi chiến tranh kết thúc và trở lại cuộc sống thường dân, Guy Gabaldon chuyển đến Mexico và tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau như kinh doanh đồ nội thất, đánh bắt cá và xuất nhập khẩu hàng hóa Mexico. Năm 1970, ông và vợ chuyển đến Saipan, thành lập một công ty thủy sản và điều hành một nhà trọ dành cho thanh niên. Hai vợ chồng đã sống ở đó 20 năm. Năm 1995, ông trở lại California. Năm 2005, Lầu Năm Góc đã tri ân Guy và những người Mỹ gốc Mỹ Latinh khác đã chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Ngày 31 tháng 8 năm 2006, Guy Gabaldon qua đời vì một cơn đau tim.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm