Hang bí mật cuối cùng của người Neanderthal trước khi tuyệt chủng
Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng 1 thế kỷ trước ở Australia / Tìm thấy loài tắc kè hoa quý hiếm quý hiếm ngỡ đã tuyệt chủng
Tháng trước, trong khi nghiên cứu hang động, các nhà khoa học ở Gibraltar đã phát hiện ra một khu vực rỗng. Sau khi trèo qua, họ phát hiện đó là một chiếc hang có chiều dài 13 m, với những nhũ đá treo lơ lửng như những viên băng kỳ lạ từ trên trần.

Một hang động bị cát bao phủ gần 40.000 năm trước.
Dọc theo bề mặt của hang, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy phần còn lại của linh miêu, linh cẩu và kền kền xám, cũng như một con bò mộng lớn, một loại ốc biển có khả năng được người Neanderthal (những người đã từng sống ở Âu-Á từ khoảng 200.000 đến 40.000 năm trước) mang vào trong hang.
Các nhà nghiên cứu rất háo hức xem họ sẽ tìm thấy gì khi bắt đầu khai quật.
Nhà nghiên cứu Finlayson cho biết: “Chúng tôi tìm thấy chiếc răng sữa của một đứa trẻ 4 tuổi Neanderthal gần hang động cách đây 4 năm. Chiếc răng có liên quan đến linh cẩu, và chúng tôi nghi ngờ linh cẩu đã mang đứa trẻ (có khả năng đã chết) vào trong hang."
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều bằng chứng về sự hiện diện của người Neanderthal trong hệ thống hang động, được gọi là Quần thể hang động của Gorham, bao gồm một bức chạm khắc có thể là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của người Neanderthal.
"Lớp cát bịt kín hang động đã 40.000 năm tuổi và có thể lâu đời hơn nữa hẳn là nơi người Neanderthal, những người đã từng sống ở Âu-Á từ khoảng 200.000 đến 40.000 năm trước và có khả năng sử dụng hang động này”, Clive Finlayson, giám đốc Bảo tàng Quốc gia của Gibraltar, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'