Khám phá

Hiếu Trang Hoàng Hậu vừa xinh đẹp lại thông minh nhưng Hoàng Thái Cực lại không thích bà, chỉ vì một khuyết điểm khiến người ta khó chấp nhận

Trải qua 3 đời vua và trong thời kỳ nhà Thanh hưng thịnh nhất, Hiếu Trang Hoàng Hậu vừa xinh đẹp lại thông minh nhưng tại sao bà lại không thể có được tình yêu của Hoàng Thái Cực như ông dành cho Hải Lan Châu. Đây chính là nguyên nhân.

Ảnh màu cực hiếm ghi lại cận cảnh lễ đăng cơ của Hoàng đế Phổ Nghi: Bức thứ 3 chứa chi tiết đắt giá / Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lấy liền 2 người em trai, kết hôn cận huyết nguy hiểm tới mức nào? Chỉ cần nhìn 4 người con của họ là đủ hiểu

Lịch sử Trung Quốc đa phần đều là thời kỳ đế vương phong kiến, đồng thời cũng là xã hội trọng nam khinh nữ. Ngày nay, chúng ta đã quen với việc nam nữ bình đẳng, nhưng đó chỉ là tư tưởngdần phát triểnsau khi kết thúc thời kỳ xã hội phong kiến. Đương nhiên, cho dù trong xã hội trọng nam khinh nữ thì vẫn có một số nữ nhi quật cường, thậm chí còn nắm quyền lực cao nhất thiên hạ. Ví dụ như Võ Tắc Thiên, Từ Hi Thái Hậu,…

34d5a55b10df4d3b8ba11bb979ee7254-ngoisaovn-w599-h369 6

Ảnh minh họa.

Nhân vật mà hôm nay mà chúng ta nhắc tới đó chính là Hiếu Trang Thái Hậu. Ban đầu, bà chỉ là một phi tử nhỏ bé không hề nổi bật nhưng dựa vào cố gắng của bản thân, bà đã từng bước từng bước tiến lên, cuối cùng trở thành người ngồi trên ngai vị Thái Hậu. Không thể không nói, đây là một người tài giỏi đến cỡ nào.Nhưng điều kỳ lạ là rõ ràng Hiếu Trang Hoàng Hậu xinh đẹp, thông minh, ngay cả Đa Nhĩ Cổn đã từng nguyện vì bà mà từ bỏ hoàng vị, thế mà một người con gái hiếm có như thế Hoàng Thái Cực lại không thích.

Tại sao lại vậy? Có khả năng là vì khuyết điểm này của Hiếu Trang Hoàng Hậu khiến Hoàng Thái Cực không thể chấp nhận được.

Hiếu Trang xưng hậu

Tên thật của Hiếu Trang Hoàng Hậu là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Bố Mộc Bố Thái, sinh ra tại Mông Cổ. Hiếu Trang Hoàng Hậu có một hậu thế cực kỳ xuất sắc, đó chính là vua Khang Hi nổi tiếng lẫy lừng. Đồng thời, Hiếu Trang Hoàng Hậu còn là một nữ chính trị gia thời kỳ đầu của triều Thanh.

Năm 1613, Hiếu Trang Hoàng Hậu ra đời. Năm bà 13 tuổi, được anh trai hộ tống tới Trung Nguyên để gả cho Hoàng Thái Cực khi ấy vẫn chưa làm hoàng đế. Lúc ấy, khi Hoàng Thái Cực còn sống, Hiếu Trang Hoàng Hậu không hẳn là xuất sắc và nổi tiếng trong hậu cung, có thể nói bà không được Hoàng Thái Cực yêu thương, điều này khiến nhiều người thắc mắc.

 

63536eca17bf41cb89c6d6fd3661d820-ngoisaovn-w600-h369 5

Là một người con gái xuất thân trên vùng cỏ thảo nguyên rộng lớn, Hiếu Trang Hoàng Hậu từ khi sinh ra đã rất hoạt bát, theo lý mà nói bà phải được nhiều người khác giới yêu mến, không biết tại sao Hoàng Thái Cực lại khá phản cảm Hiếu Trang Hoàng Hậu. Cũng may là thế lực gia tộc của Hiếu Trang Hoàng Hậu không hề nhỏ, tuy Hoàng Thái Cực không thích nhưng trong cung cũng không ai dám ức hiếp bà.

Năm Sùng Đức đầu tiên, Hoàng Thái Cực chính thức xưng đế, vì sinh được cho Hoàng Thái Cực 1 nam 3 nữ, Hiếu Trang Hoàng Hậu được Hoàng Thái Cực sắc phong làm Trang Phi. Người con mà Hiếu Trang Hoàng Hậu sinh chính là vua Thuận Trị sau này. Theo ghi chép lịch sử, quan hệ giữa vua Thuận Trị và Hiếu Trang Hoàng Hậu không được tốt lắm, có lẽ là vì phương thức dạy bảo của Hiếu Trang Hoàng Hậu có vấn đề.

e9a67d95cea54f8285fb5a5ad87ec268-ngoisaovn-w600-h373 4

Tuy quan hệ của bà với con trai không tốt nhưng quan hệ giữa bà và cháu trai là vua Khang Hi sau này (con trai của Thuận Trị) lại khá tốt. Năm Thuận Trị thứ 18, sau khi vua Thuận Trị băng hà, dưới sự giúp đỡ của Hiếu Trang Hoàng Hậu, Khang Hi đã lên làm vua. Có qua có lại, Khang Hi cũng phong Hiếu Trang Hoàng Hậu là Thái Hoàng Thái Hậu.

 

Ba đời dây dưa của Hiếu Trang

Cả đời của Hiếu Trang Thái Hậu đã phụng mệnh cho 3 vị hoàng đế, lần lượt là chồng, con trai, cháu trai. Nhưng điều đáng tiếc là chồng và con trai bà đều không thích bà. Khi Hoàng Thái Cực còn sống, Hiếu Trang Hoàng Hậu không hề được sủng ái, đặc biệt là sau khi chị gái của bà vào cung, địa vị của Hiếu Trang Hoàng Hậu lại càng bị hạ thấp hơn. Dưới tình trạng như thế, vua Thuận Trị vẫn có thể đăng cơ nối ngôi, Hiếu Trang Hoàng Hậu chắc chắn đã giúp sức không ít, từ đây có thể ngầm thấy được thủ đoạn cao siêu của bà.

Khi vua Thuận Trị đăng cơ làm hoàng đế mới chỉ có 6 tuổi, tuổi còn nhỏ đương nhiên khó có thể xử lý quốc gia đại sự, thế nên khi ấy mọi chuyện trong triều chính đều do một tay Đa Nhĩ Cổn nắm quyền. Năm vua Thuận Trị 13 tuổi, Đa Nhĩ Cổn qua đời, cảm xúc bị ức chế bấy lâu nay của vua Thuận Trị cuối cùng cũng được phóng thích.Chính vì sự áp chế trong nhiều năm của Đa Nhĩ Cổn khiến vua Thuận Trị cảm thấy phản cảm và bài xích cực độ đối với những yêu cầu của trưởng bối. Nhưng dường như Hiếu Trang Hoàng Hậu lại không hề hiểu ra điều này, dựa vào thân phận Thái Hậu đã quản chế rất nhiều cuộc sống riêng tư của Thuận Trị, khiến ông ngày càng ghét bà, quan hệ giữa hai mẹ con cũng ngày càng xa cách.

d552eaf36e814def83ef67fb3996bfbf-ngoisaovn-w600-h392 3

Khác với Thuận Trị, Hiếu Trang Hoàng Hậu lại đối xử rất tốt với Khang Hi, có lẽ cũng bởi vì hiểu ra nghiêm khắc chưa chắc đã có kết quả tốt. Đương nhiên, ở đây cũng có sự phấn đấu và cố gắng của bản thân Khang Hi.Hiếu Trang Hoàng Hậu đích thân phụ trách việc giáo dục cho vua Khang Hi, vừa dạy ông học chữ, vừa dạy ông trị quốc như thế nào. Về phương diện cuộc sống riêng tư của Khang Hi, bà cũng đã xử lý khác với cuộc sống riêng tư của vua Thuận Trị trước kia, đa phần để Khang Hi tự mình xử lý. Nhưng đối với những chỗ làm sai, Hiếu Trang Hoàng Hậu vẫn sẽ phê bình.

 

Đương nhiên, sở dĩ Hiếu Trang Hoàng Hậu có thể trải qua ba đời vua, hơn nữa còn càng đi càng cao, nguyên nhân chính là vì bà không hề ham mê quyền lực. Trong thời Hoàng Thái Cực, Hiếu Trang an phận làm tốt bổn phận của một phi tử. Ở thời vua Thuận Trị, ngoài phương diện đời sống riêng tư, Hiếu Trang Hoàng Hậu cũng không can thiệp nhiều vào chính sự. Đến thời vua Khang Hi, Hiếu Trang Hoàng Hậu lại càng từ bỏ việc buông rèm nhiếp chính. Chính vì tư tưởng không ham mê quyền lực mới có thể tồn tại liên tiếp trong 3 đời vua chăng?

Nguyên nhân Hoàng Thái Cực không thích Hiếu Trang Hoàng Hậu

Thực tế, Hiếu Trang Hoàng Hậu cũng có thủ đoạn chính trị, thêm vào đó bản thân bà lại không ham mê quyền lực. Theo lý mà nói, bà là một người “vợ hiền” đắc lực mới đúng. Nhưng theo ghi chép trong lịch sử, Hoàng Thái Cực không hề thích Hiếu Trang Hoàng Hậu, điều này là vì sao?Theo lời đồn, giữa Hiếu Trang Hoàng Hậu và Đa Nhĩ Cổn có tồn tại tư tình, thậm chí chính vì nguyên nhân do Hiếu Trang Hoàng Hậu nên Đa Nhĩ Cổn mới từ bỏ hoàng vị. Còn Hoàng Thái Cực là đấng chí tôn, sao có thể nhẫn nhịn chuyện như thế? Có thể chính là vì khiếm khuyết này, Hoàng Thái Cực mới không thích Hiếu Trang Hoàng Hậu.

63b7acbf5117433faf4fba8920263f34-ngoisaovn-w599-h369 2

Đương nhiên, điều này cũng chỉ là lời đồn trong lịch sử, chưa chắc đã là chính xác. Hoàng Thái Cực không hề thích Hiếu Trang Hoàng Hậu, nguyên nhân lớn hơn là vì giữa họ không hề có nền tảng tình cảm.Chính vì có sự tồn tại của khuyết điểm này, Hoàng Thái Cực mới không thích Hiếu Trang Hoàng Hậu. Khi Hoàng Thái Cực vẫn chưa làm hoàng đế, triều Thanh vẫn chưa được thống trị bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Lúc này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng muốn lôi kéo tộc Mông Cổ, khiến họ gia nhập vào thế lực của mình. Phương thức hợp tác tốt nhất giữa hai thế lực là gì? Chính là liên hôn.

 

Chính như thế, một cô gái thân phận tôn quý của tộc Mông Cổ là Triết Triết đã tới gả cho Hoàng Thái Cực, hơn nữa còn theo Mông Cổ hợp tác sâu hơn với Mãn Thanh, địa vị của Triết Triết cũng ngày càng cao. Nhưng lúc này lại có vấn đề xuất hiện, Triết Triết mãi mà không sinh con được.Cần phải biết rằng việc sinh nở trong thời cổ đại là chuyện quan trọng như thế nào, Triết Triết không sinh được con cái khiến cho cả Mãn Thanh rất lo lắng. Nhưng người lo lắng hơn cả họ chính là bên Mông Cổ. Để có một vị hoàng tử có chung dòng máu của cả Mông Cổ và Mãn Thanh, bên Mông Cổ đã cử một người con gái khác gả cho Hoàng Thái Cực, đó chính là Hiếu Trang Hoàng Hậu.

90f4a02fff2849e299696f07efa510d5-ngoisaovn-w600-h407 1

Sở dĩ Hiếu Trang Hoàng Hậu gả cho Hoàng Thái Cực, nếu nói đó là để liên minh chính trị thì thà nói rằng tất cả mọi người đều chỉ coi Hiếu Trang Hoàng Hậu là một cỗ máy sinh con, chỉ cần bà sinh được con là đạt chuẩn rồi. Đối với việc này, đương nhiên Hoàng Thái Cực không có tình cảm với bà.

Điều đáng tiếc là ban đầu Hiếu Trang cũng không sinh được con trai. Vì thế Hoàng Thái Cực cũng cực kỳ bất mãn, có lẽ cũng là bởi Hoàng Thái Cực vốn dĩ đã không thích bà. Sau đó không lâu, bên Mông Cổ lại cử một cô gái khác tới gả cho Hoàng Thái Cực, đó là Hải Lan Châu. Hải Lan Châu và Hoàng Thái Cực lại ước rằng mình gặp nhau sớm hơn, thế là Hải Lan Châu nhanh chóng trở thành tình yêu lớn nhất đời mình của Hoàng Thái Cực. Như thế, Hiếu Trang lại càng không được Hoàng Thái Cực yêu thích.

Tuy nhiên, cho dù là vậy, Thuận Trị (con trai của Hiếu Trang Hoàng Hậu) vẫn có thể ngồi lên ngai hoàng đế. Nhưng điều đáng tiếc là Thuận Trị lại bài xích, phản cảm với cách dạy dỗ của Hiếu Trang Hoàng Hậu, chứ không hề coi bà là một người mẹ để đối đãi.

 

ad96946883a9497a8511c1b0282029e2-ngoisaovn-w600-h370 0

Là một người phụ nữ, có thể trở thành một trong những người có thân phận tôn quý nhất thời ấy trong xã hội trọng nam khinh nữ thì năng lực của bà không thể bị coi thường. Có trải nghiệm khá giống với bà thì chắc cũng chỉ có Từ Hi Thái Hậu sau này mà thôi. Nhưng lời bình mà lịch sử dành cho Hiếu Trang Hoàng Hậu là tích cực, còn dành cho Từ Hi Thái Hậu lại là tiêu cực.

Tạo ra sự khác biệt như vậy là vì cả hai đều có quyền “buông rèm nhiếp chính”, nhưng Hiếu Trang Hoàng Hậu lại lựa chọn từ bỏ, hơn nữa còn suy nghĩ mọi việc đều bắt đầu từ lợi ích quốc gia, không hề có một chút tự tư bên trong. Còn Từ Hi không những can thiệp vào triều chính, thậm chí còn bán nước cầu vinh, ký hiệp ước với rất nhiều điều không bình đẳng, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục. Tất cả những gì mà Từ Hi làm, đều chỉ là vì bảo vệ địa vị của bản thân mình. Đây cũng là nguyên nhân mà Từ Hi bị lịch sử đánh giá tiêu cực.

Hiếu Trang Hoàng Hậu dùng thân phận nữ nhi, không những ổn định, bảo vệ được sự đoàn kết trong hoàng thất, hơn thế nữa còn bồi dưỡng được hai vị vua tài giỏi là Thuận Trị và Khang Hi. Quả thực là vô cùng hiếm có, công lao của bà không thể không nhắc đến.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm