Hồ Muối Yuncheng - ‘Biển chết’ rực rỡ của Trung Quốc
Mỹ giải mật hồ sơ về căn cứ hạt nhân Dimona của Israel / Hồ kỳ dị nhất thế giới, không có đáy, cực ít nước, có thể bước đi ở trên
Người dân Trung Quốc đã gọi Xiechi là "Biển Chết của Trung Quốc", ca ngợi vẻ đẹp thần tiên cũng như đặc tính chữa bệnh thần kỳ của hồ.
Hồ Xiechi đã từng xuất hiện trong chương trình đặc biệt của đài truyền hình Trung Quốc năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
“Là phiên bản Trung Quốc của Biển Chết Israel, khám phá Hồ Xiechi là một trải nghiệm khó quên và bạn sẽ không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác”, theo một quảng cáo du lịch được đăng bởi Công ty TNHH Phát triển Du lịch Yuncheng Salt Lake ở Trung Quốc.
Hồ muối Yuncheng xuất hiện như thế nào?
Có ba loại hồ muối trên thế giới: cacbonat, clorua và sunfat. Biển Chết và Hồ Muối Lớn ở Utah đều là hồ clorua. Tuy nhiên, Hồ muối Yuncheng lại rơi vào nhóm cuối cùng, hồ sunfat.
Giáo sư địa lý Bernie Owen của Đại học Baptist Hồng Kông giải thích: “Nếu lượng sunfat trong nước của hồ lớn hơn lượng canxi, tất cả lượng canxi sẽ nhanh chóng được dùng hết, khiến hồ dư thừa sunfat và kết quả sẽ hình thành một hồ sunfat”.
Xiechi cũng là một hồ "lưu vực kín" - có nghĩa là nó không chảy ra sông hoặc đại dương - điều này giải thích tại sao hàm lượng muối của hồ vẫn cao như vậy.
Theo giáo sư Owen giải thích: “Nước luôn đi kèm với muối, nước thoát ra, muối ở lại, thêm nhiều nước hơn chảy vào hồ kèm với muối, sau đó dần bay hơi. Và muối lại tiếp tục ở lại. Không có lối thoát cho vấn đề này. Nước hồ sẽ dần trở nên mặn hơn, mặn hơn và mặn hơn rất nhiều”.
Nhưng điều gì đã tạo nên những màu sắc tuyệt đẹp, làm xao động trái tim của rất nhiều nhiếp ảnh gia? Chúng liên quan đến các loài động vật và thực vật sống dưới nước.
“Nếu ngâm tôm vào trong nước muối, chúng sẽ có màu đỏ”, Owen nói. “Có một loài động vật cực nhỏ được gọi là luân trùng, và chúng sẽ tạo ra màu tím. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều tảo lục, tảo xanh hoặc cam xuất hiện trong các hồ nước mặn”.
Các hồ muối này có thể bị đóng băng, mặc dù sẽ không nhanh như các hồ nước bình thường khác. Nước mặn luôn đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn nước ngọt.
Một ngôi sao tỏa sáng
Trong một nỗ lực nâng tầm quốc tế, Trung Quốc đang thực hiện các bước để đưa Hồ Xiechi vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Trong một bài đăng trên mạng xã hội WeChat năm 2019, Luo Huining, bí thư tỉnh Sơn Tây, thông báo rằng các quan chức địa phương đã bắt đầu quá trình đăng ký.
“Hồ Muối Yuncheng là kết tinh của văn hóa và văn minh Trung Quốc. Hồ muối có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy niềm tự hào và truyền bá di sản văn hóa của chúng ta”, ông khẳng định.
Hiện tại, Trung Quốc có 56 Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, chỉ đứng sau Italy trong danh sách tổng thể. Kỳ tích đó thậm chí còn ấn tượng hơn khi di sản đầu tiên của đất nước được UNESCO công nhận - bao gồm Vạn Lý Trường Thành và Tử Cấm Thành - chỉ vừa được công nhận vào năm 1987.
Theo một tuyên bố từ chính quyền thành phố Vận Thành, Hồ Xiechi chứa bùn đen có đặc tính phục hồi và chữa bệnh - giống như Biển Chết. Nhiều tài liệu cũng từng khẳng định rằng con người có thể nổi dọc theo bề mặt nước mà không bị chìm - cũng thật trùng hợp, giống như Biển Chết có thể làm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt