Hóa thạch rắn 4 chân lâu đời nhất ở Brazil
Mảng đá nóng bí ẩn đang làm tan chảy Nam Cực / Không cần cánh, loài nhện vẫn có thể 'du hành' nhờ… điện!
Một nhóm các nhà khảo cổ học, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Dave Martill đến từ đại học Portsmouth, Anh đã phát hiện ra một mẫu vật hóa thạch loài rắn 4 chân tại Brazil. Loài rắn này có tên là Tetrapodophis amplectus tồn tại trong thời kỳ kỷ Phấn Trắng cách đây khoảng 110 triệu năm trước.
Vào thời điểm đó, Nam Mỹ đã thống nhất với châu Phi thành một phần của siêu lục địa Gondwana. Đây là mẫu hóa thạch lâu đời nhất trên siêu lục địa cổ đại này. Điều này cho thấy rằng loài rắn ban đầu đã tiến hóa ở đây và dần dần trở nên phổ biến hơn.
Đây là hóa thạch rắn có niên đại lâu đời nhất. Ảnh Sci-news.Mẫu hóa thạch này được cho là của một con rắn chưa trưởng thành và rất nhỏ chỉ dài 20 cm nhưng chúng có thể phát triển lớn hơn nữa. Hóa thạch này cung cấp cho chúng ta một thông tin quan trọng, đó là rắn không tiến hóa từ một tổ tiên ở biển.
"Chúng ta vẫn biết rằng, trong quá khứ loài rắn tiến hóa từ thằn lằn. Nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết chúng tiến hóa khi nào, tại sao chúng tiến hóa và chúng tiến hóa từ loài thằn lằn nào? Hóa thạch này đã trả lời một câu hỏi rất quan trọng. Đó là loài rắn tiến hóa từ loài thằn lằn đào hang chứ không phải từ thằn lằn biển",tiến sĩ Martill, tác giả đầu tiên của một bài báo đăng trên tạp chí Science cho biết.
Nhưng điều đáng chú ý của con rắn này là sự có mặt của hai bộ chân. Chân trước rất nhỏ chỉ dài khoảng 1 cm. Các chân sau hơi dài và bàn chân lớn hơn so với chân trước. Sự khác biệt duy nhất của Tetrapodophis amplectus với loài rắn hiện nay là bốn chân của chúng dường như không được dùng để di chuyển mà chỉ để bắt mồi hoặc giao phối.
Mô phỏng lại hình ảnh con rắn 4 chân bắt kỳ nhông. Ảnh Sci-news.
Loài Tetrapodophis amplectus thường sống trên bờ của các hồ nước mặn, bao quanh là các cây mọng nước. Dường như chúng thường tiêu hóa những động vật lưỡng cư và thằn lằn nhỏ và tránh khủng long và thằn lằn bay sống ở đó.
Điều thú vị ở đây là, các nhà nghiên cứu cũng thấy một số mảnh xương của bữa ăn cuối cùng bên trong hóa thạch phát hiện được. Con mồi có thể là một con kỳ nhông. Điều này cũng chỉ ra rằng rắn là loài ăn thịt trước đó rất lâu trong lịch sử tiến hóa so với suy nghĩ bấy lâu nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?