Khám phá

Hòa Thân và Lưu Dung ai có chức vụ cao hơn, ai được Càn Long yêu quý hơn?

Cùng là hai đại thần phụng sự dưới triều đại của Càn Long, Lưu Dung và Hòa Thân lại là đối thủ 'không đội trời chung' nổi danh trong lịch sử Trung Hoa.

Phát hiện tượng chiến binh Maya đội rắn trên đầu / Truyền thuyết về thiền sư ở chùa Thầy, mất đi liền đầu thai thành vị vua 'yểu mệnh' thời Lý

Lưu Dung và Hòa Thân là hai nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc với những màn đối đầu "một chín một mười" vô cùng cam go. Thế nhưng để đi sâu tìm hiểu về việc ai có chức vụ cao hơn hay ai được Càn Long yêu thích hơn thì không nhiều người đưa ra được câu trả lời chính xác.

Hình tượng Hòa Thân (trái) và Lưu Dung (phải) trên phim truyền hình

Trước hết về Hòa Thân, ông xuất thân từ tộc Nữu Hỗ Lộc thuộc Chính Hồng kỳ, vốn cũng là một công tử nhưng vì cha mất từ năm 9 tuổi nên cuộc sống của y không được thoải mái. Bù lại, Hòa Thân lại là người luôn biết cố gắng và tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Khi thấy bản thân không có duyên với khoa cử, Hòa Thân vào cung làm Loan Nghi Vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu cho vua. Y nhanh chóng thể hiện tài năng và nhận được sự công nhận từ Càn Long, con đường quan lộ từ đó cũng đặc biệt hanh thông. Không thể nói đây là may mắn của Hòa Thân vì vốn dĩ y là người tài, vừa bằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh truyền thống, còn tinh thông bốn ngôn ngữ Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng.

Tranh vẽ Hòa Thân (trái) và Lưu Dung (phải)

Năm Càn Long thứ 41 (1776), Hòa Thân lần lượt được bổ nhiệm làm Quân cơ đại thần, đại thần Tổng quản Nội vụ phủ, tổng quản sự vụ Nội vụ phủ Tam kỳ Quan binh, thậm chí còn được ban thưởng triều quan Nhất phẩm và hưởng đặc quyền được cưỡi ngựa trong Tử Cấm Thành. Ở độ tuổi chưa đầy 30, Hòa Thân gần như đã bước đến đỉnh cao quyền lực của đời mình. Càn Long cho đến khi qua đời vẫn gắn bó mật thiết với Hòa Thân. Thậm chí sủng thần của Càn Long còn được người đời gọi là "Nhị hoàng đế", vị thế hơn cả kế vương Gia Khánh.

Xét về địa vị, rõ ràng Hòa Thân cao hơn đối thủ của mình là Lưu Dung một bậc, cũng được Càn Long yêu quý hơn một bậc. Lưu Dung dù xuất thân con Tể tướng nhưng lại sống quá liêm khiết, thanh cao nên đôi khi không được lòng Càn Long. Tuy nhiên, vua cũng là người trọng hiền tài, cực kì đề cao và ngưỡng mộ cốt cách cũng như tài năng của Lưu Dung. Do vậy mà nhiều lần Lưu Dung không may phạm tội vẫn được vua tha thứ, cho con đường lui. Đến cuối đời, Lưu Dung đã cho Hòa Thân thấy được bài học sâu sắc về nhìn xa trông rộng và "quả báo nhãn tiền". Dù hơi muộn nhưng cuối cùng "đệ nhất tham quan" cũng phải đền mạng cho những sai lầm mà y phạm phải trong khi đó, Lưu Dung an hưởng tuổi già, thọ 86 tuổi.

- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm