Khám phá

Hoạt động của con người đang dẫn đến cuộc tuyệt chủng lần thứ 6

Dựa vào kết quả phân tích hóa thạch biển từ những lần tuyệt chủng trước và với thời hiện tại, các nhà khoa học đã đưa ra những kết luận về cuộc tuyệt chủng lần thứ 6. Nhân loại 7 tỷ người đang góp phần khiến cuộc tuyệt chủng lần thứ 6 diễn ra, lần tuyệt chủng này sẽ không giống bất cứ lần tuyệt chủng nào đã từng xảy ra trên Trái Đất.

Cá voi lưng gù 'hồi sinh' sau khi gần tuyệt chủng / Những bức ảnh đẹp nhất về loài báo săn châu Phi sắp tuyệt chủng

Theo nghiên cứu mới nhất của nhà cổ sinh vật học Jonathan Payne tại Đại học Stanford, nếu lần tuyệt chủng thứ 6 diễn ra, nó sẽ có những sự kiện rất khác và chưa từng xảy ra trong các lần tuyệt chủng trước đây ở Trái Đất.

“Các quá trình nóng lên và acid hóa đại dương không còn là nguyên nhân quan trọng nữa. Mà thay vào đó, các mối đe dọa chủ yếu đến từ con người. Các lưới đánh cá, lao móc, và tàu đánh cá đổ thải có hệ thống xuống biển gây ảnh hưởng đến các đại dương và những loài sinh vật sống dưới biển. Trong khi những lần tuyệt chủng trước có xu hướng nhắm đến từng loại sinh vật nhất định, thì lần tuyệt chủng thứ sáu sẽ đánh gục những loài động vật lớn nhất và khó chết nhất. Và điều này có thể ảnh hưởng sâu sắc đế tương lai của hành tinh của chúng ta”, ông Jonathan cho biết.

Payne và nhóm nghiên cứu của ông đã bắt đầu lập dữ liệu về các loài sinh vật biển từ vài năm trở lại đây để nghiên cứu kích cỡ cơ thể và đặc điểm sinh thái đã thay đổi như thế nào trong suốt thời gian tiến hóa. Payne là tác giả của nghiên cứu về sự kết thúc sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khiến hơn 95% loài sinh vật biển bị biến mất vào hơn 250 triệu năm trước.

Hoạt động của con người đang dẫn đến cuộc tuyệt chủng lần thứ 6 - 1

Hóa thạch cổ đại của một loài cá đại dương. Ảnh: Wikipedia.

“Chúng tôi nghĩ rằng những dữ liệu này cho phép chúng tôi kiểm nghiệm sự tuyệt chủng trong thời hiện đại một cách trực quan khi so sánh với các mẫu hóa thạch. Nhờ đó, chúng ta có thể biết được những sự kiện sinh học tương tự khiến dẫn đến các mối đe dọa tuyệt chủng mà các đại dương hiện đại đang phải đối mặt vào hôm nay”, Payne cho biết.

Trong những lần tuyệt chủng trong quá khứ, kích thước cơ thể của các loài vật không phải vấn đề quan trọng. Thay vào đó, môi trường sống quyết định sự sống còn của chúng. Thí dụ các sinh vật sống trong những vùng biển cạn sẽ có nguy cơ bị biến mất cao hơn những loài sinh vật sống ở đáy biển.

Sự “tuyệt chủng có chọn lọc” được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lần tuyệt chủng kỷ Permi có thể được gây ra bởi sự thay đổi hóa học từ vi khuẩn, núi lửa (hoặc cả hai), gây ra môi trường nước cực độc hại cho hầu hết các sinh vật biển lúc đó. Vào cuối kỷ Phấn Trắng, sự va chạm thiên thạch khổng lồ khiến một vụ phun trào siêu núi lửa cực lớn, thải hàng tấn đám khí bụi vào bầu trời, làm ngột ngạt, không thở được, không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời và những chuỗi thức ăn dần biến mất, dẫn tới tuyệt chủng.

 

Hoạt động của con người đang dẫn đến cuộc tuyệt chủng lần thứ 6 - 2

Những rặng san hô chết kéo dài ở vịnh san hô lớn tại Úc vào tháng 5/2016. Ảnh:XL Catlin Seaview Survey.

Ngày nay, loài thống trị cả mặt đất và đại dương đều là con người. Con người không sống ở biển nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng bằng cách phá hủy môi trường đại dương.

 

Nhóm các nhà khoa học sử dụng các hóa thạch của các sinh vật biển để tiến hành phân tích, như cá biển, rùa biển, san hô. Trong đó, san hô chiếm khoảng ¼ tất cả các loài sinh vật sống dưới biển, sự biến mất san hô do sự nóng lên toàn cầu hay quá trình acid hóa đại dương sẽ là một mất mát cực lớn cho các sinh vật đại dương.

Thậm chí cho dù nếu phân tích có sai sót, mô hình của lần tuyệt chủng thứ sáu vẫn là rất nghiêm trọng. Những mất mát số lượng lớn của các loài sinh vật về cơ bản sẽ gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn chung của toàn hệ sinh thái, xa hơn sẽ ảnh hưởng đến các động vật mặt đất.

Tuy nhiên, tin tốt là chúng ta đã không thực sự đứng trên bờ vực tuyệt chủng suốt hàng trăm năm qua, và bây giờ cũng thế. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này xảy ra, hoặc biến nó trở thành hiện thực thật nhanh chóng. Đây là một sự thật có thể diễn ra trong tương lai gần, không phải là các lý thuyết dự đoán.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm