Khám phá

Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân khiến hầu hết các loài khủng bị tuyệt chủng: Không phải núi lửa phun trào

DNVN – Theo nghiên cứu mới được công bố trên “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ”, hầu hết các loài khủng long bị tuyệt chủng là do tác động của những thiên thạch va chạm với Trái Đất chứ không phải do núi lửa phun trào.

Hoá thạch khủng long nhỏ nhất thế giới được tìm thấy trong hổ phách / Khám phá 'quái thú ma' chưa từng biết, to và hung bạo như khủng long bạo chúa

Khoảng 60 triệu năm trước, 75% sự sống trên Trái Đất đã bị xóa sổ, trong đó có hầu hết các loài khủng long đang sinh sống trên Hành tinh xanh. Trước đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc này là do một tiểu hành tinh có kích thước khoảng 10km đã đâm sầm vào Trái Đất ở vị trí ngoài khơi biển Mexico ngày nay.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết các loài khủng long bị tuyệt chủng là do hiện tượng núi lửa phun trào hàng loạt khiến khí hậu Trái Đất bị nóng lên đột ngột và nhiễm khí độc. Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã khẳng định rằng, một tiểu hành tinh khổng lồ đủ sức để giết chết đa số sự sống trên Hành tinh xanh mà không cần tới sự trợ giúp đến từ núi lửa.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cụ thể, trong công trình nghiên cứu được công bố trên “Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ”, các nhà khoa học đã xem xét tác động của tiểu hành tinh Chicxulub ở Bán đảo Yucatan và vụ phun trào của Deccan Traps ở Ấn Độ ngày nay. Từ đó, rút ra kết luận rằng, cả 2 thảm họa này đều giải phóng khí độc cùng nhiều vật chất ra bầu khí quyển và nó gây ảnh hưởng tới khí hậu Trái Đất trong hàng chục thiên niên kỷ.
Thế nhưng, các nhà khoa học lại chưa thể xác định chính xác tác động của 2 thảm họa này cái nào gây ra ảnh hưởng nhiều hơn. Vì vậy, họ đã quyết định nghiên cứu sâu hơn khi sử dụng mô hình toán học và các dấu địa chất của khí hậu rồi kết hợp chúng với các yếu tố môi trường như lượng mưa hay nhiệt độ.
Sau đó, các nhà khoa học đã đưa ra hết luận rằng, tiểu hành tinh khi va chạm với Trái Đất sẽ giải phóng lượng lớn các hạt canxi cacbonat có tác dụng chặn ánh sang cùng nhiệt độ của Mặt Trời. Từ đó, khiến Hành tinh xanh bị giảm nhiệt độ và làm mùa đông kéo dài hàng thập kỷ.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, tiểu hành tinh gây ra một mùa đông kéo dài hàng thập kỷ gây ảnh hưởng lớn cho môi trường sống của khủng long. Trong khi đó, tác động của các vụ phun trào núi lửa dữ dội không đủ mạnh để phá vỡ các hệ sinh thái trên toàn cầu.” – Tác giả của công trình nghiên cứu, Tiến sĩ Alessandro Chiarenza chia sẻ.
Ngoài ra, Tiến sĩ Alessandro Chiarenza cũng khẳng định: “Lời giải thích hợp lý và duy nhất cho sự tuyệt chủng các hầu hết các loài khủng long là do mùa đông kéo dài khiến môi trường sống của chúng bị suy giảm nghiêm trọng.”
Cùng với những công bố kể trên, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, các vụ phun trào núi lửa không chỉ gây ảnh hưởng ít tới môi trường sống trên toàn cầu, mà chúng còn làm tăng nhiệt độ và thúc đẩy sự sinh trưởng của nhiều loài thực vật. Từ đó, đẩy mạnh sự phát triển của một số loài mới, bao gồm cả chim cùng động vật có vú ngày nay.
Như Ý (Theo IFL Science)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm