Hội chứng 'bàn tay đáng sợ' của con người
Bóng đè - Hiện tượng được lý giải dưới góc độ khoa học cũng gây bất ngờ / Hiện tượng tự nhiên - 'ngón tay tử thần' đóng băng mọi vật trong tích tắc
Cùng điểm lại những"bàn tay đáng sợ" mà con người có thể mắc phải.
Hội chứng “bàn tay người ngoài hành tinh"
Hội chứng này còn có tên gọi khác là “Bàn tay hỗn loạn” hay hội chứng Dr.Strangelove. Nạn nhân của hội chứng “bàn tay kỳ lạ” có cảm giác hoàn toàn bình thường về đôi tay của mình. Tuy nhiên, dường như chúng có khả năng hoạt động độc lập với ý nghĩ chủ quan của “khổ chủ”, dẫn đến hậu quả là đầu khổ chủ suy nghĩ một đằng, cánh tay lại làm một nẻo, cứ như thể nó là cánh tay của một người khác vậy.
Hiện tượng lạ về 'bàn tay người ngoài hành tinh' cho thấy bàn tay hoạt động độc lập với suy nghĩ của chủ nhân
Bi kịch ở chỗ, bệnh nhân mắc chứng bàn tay lạ luôn ý thức được về chuyển động của cánh tay bất trị, luôn cảm thấy điều mà cánh tay đó "cảm nhận", song lại không thể kiểm soát cánh tay kỳ lạ theo ý của họ. Nếu bệnh nhẹ, một số bệnh nhân có thể kiểm soát cánh tay lạ bằng nỗ lực lớn. Nhưng ngay cả khi đó, hoạt động của họ vẫn thiếu chính xác - thay vì cố chạm vào mũi, cánh tay lại chạm tới bờ vai. Trường hợp nặng, cánh tay phản chủ thậm chí có thể tấn công bệnh nhân hoặc cố gắng thắt cổ bệnh nhân bằng một sợi dây.
Hiện tượng lạ về hội chứng này hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc biệt
Các bệnh án y khoa tại Anh và Mỹ cũng cho thấy hội chứng này thường xuất hiện ở những người có hai bán cầu não được tách riêng khi phẫu thuật (quy trình đôi khi vẫn được dùng để làm dịu các triệu chứng của những ca động kinh nặng). Nó cũng xảy ra trên một số người sau chấn thương sọ não, đột quỵ, khối u hoặc nhiễm trùng. Đến nay chưa có một pháp đồ điều trị nào cho hội chứng kỳ lạ này cả.
Hội chứng "ma chi"
Hội chứng “ma chi” thường xảy ra ở những người đã bị cưa bỏ chân tay, tỷ lệ chiếm 60-80%. Chi “ảo” thường cảm thấy ngắn hơn và ở một vị trí lệch, gây đau đớn hơn so với chi “thật”. Cơn đau ấy sẽ nặng hơn khi chủ nhân bị căng thẳng, lo lắng quá nhiều hay mỗi lúc thời tiết thay đổi. Những cơn đau “ma chi” kéo dài liên tục, tần số và cường độ của các cuộc tấn công thường giảm theo thời gian, trái lại, một số người khác vẫn bị đau dai dẳng trong nhiều năm.
Hội chứng “ma chi” được mô tả lần đầu tiên vào năm 1552 bởi bác sĩ phẫu thuật người Pháp – Ambroise Paré. Ông đã quan sát và ghi chép lại việc các binh lính phải tiến hành cưa đứt một bộ phận cơ thể của mình đều thường xuyên kêu la đau đớn tại vị trí những chi mà họ đã mất.
Trước khi có những xét nghiệm chẩn đoán tiên tiến, nhiều bác sĩ cho rằng đau chi ma là một vấn đề tâm lý hơn là bệnh thực thể. Họ tin rằng, đau là do bệnh nhân không muốn hoặc không thể chấp nhận việc mất một chi, hoặc do bệnh nhân nghĩ quá nhiều đến sự mất mát đó.
Những người mắc chứng “ma chi” luôn có cảm giác là mình vẫn còn nguyên vẹn chân, tay nhưng ngắn hơn xưa kia, với những cơn đau nhức dai dẳng
Đến những năm 1990, những lý giải chủ đạo về nguyên nhân gây bệnh được nhà thần kinh học Vilayanur S. Ramachandran của Đại học San Diego (Mỹ) đưa ra. Theo ông, nguyên nhân chính là do sự điều chỉnh của não bộ. Bởi bản thân hoạt động thần kinh của các chi trong cơ thể con người được tổ chức và sắp xếp thực hiện dựa theo tấm bản đồ soma (somatosensory map) ở trung ương thần kinh. Đây là tấm bản đồ phân công vùng trên não bộ chỉ huy bộ phận trong cơ thể. Khi bản đồ này bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý cảm giác ngoài tứ chi còn có những chi “ảo” khác nữa.
Trong trường hợp một người bị cưa đứt chân hoặc tay, bản thân họ chỉ có thể mất đi những dây thần kinh ngọn còn dây thần kinh gốc và tấm bản đồ soma vẫn còn “y nguyên”. Có nghĩa là những người bị cụt chân, tay có “cánh tay ma ảo” vì “tấm bản đồ cảm giác soma” vẫn tồn tại trên não mà chưa bị xóa.
Trên Tạp chí The Journal of Neuropsychiatry and Clinical Neurosciences nêu ra một trường hợp đặc biệt là bệnh nhân nữ 31 tuổi vẫn còn đủ cả chân lẫn tay lại luôn có cảm giác mình có một “cánh tay ma” mọc ra từ giữa ngực. Ám ảnh này khiến cô bị đau đớn khắp “cánh tay vô hình”. Tình trạng đáng sợ đó kéo dài suốt 14 tháng khiến cuộc sống của cô ấy hoàn toàn bị đảo lộn.
Ngay cả những người bình thường đầy đủ tay chân vẫn có khả năng mắc 'ma chi' dẫn đến suy sụp tinh thần
Các nhà nghiên cứu giải thích trên cơ sở những lý thuyết sẵn có và gần như được mọi người thừa nhận là: các tổn thương trên não đã khiến cho “tấm bản đồ cảm giác soma” được vẽ ra cho các bộ phận trên cơ thể bị sắp xếp lại và mối liên hệ truyền dẫn giữa các vùng (trên tấm bản đồ cảm giác, vai và ngực nằm rất sát nhau) bị chuyển chỗ.
Trong suốt 2 thập kỷ, các nhà khoa học cố gắng tìm ra phương pháp điều trị đau “cánh tay ma”. Liệu pháp dùng thuốc gồm: thuốc giảm đau (aspirin, acetaminophen và các chất ma tuý), thuốc an thần – thuốc ngủ (benzodiazepines), thuốc chống trầm cảm (bupropion, imipramine), thuốc chống co giật (gabapentin), thuốc tê Ketamin. Phương pháp không phẫu thuật gồm: Kích thích điện dây thần kinh qua da, kích thích từ qua hộp sọ, kích thích tủy sống, kích thích não sâu, kiệu pháp sốc điện. Phương pháp phẫu thuật: dùng điện cực để phá huỷ những phần nhỏ của tủy sống.
Hội chứng 'ma chi' đã được các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả
Hiện nay, người ta đã sáng tạo ra một phương pháp điều trị căn bệnh này khá hiệu quả. Bên cạnh sử dụng thuốc, phương pháp phản hồi sinh học, thôi miên và thư giãn cơ, các bác sĩ áp dụng phương pháp trị liệu khá thú vị. Đó là sử dụng một hộp gương, bên trong có một tấm gương hai mặt và có hai cái lỗ ở hai bên.
Bệnh nhân cho cả tay, chân nguyên vẹn và chi “ảo” vào trong lỗ của hộp, rồi sau đó sẽ nhìn thấy ảnh hưởng của cánh tay, chân thật ở góc bên trên hộp. Ở mặt đối diện chính là chi “ảo”, người bệnh cũng sẽ nhìn thấy hình ảnh của cánh tay, chân thật chuyển động. Họ sẽ có cảm giác như đang điều khiển được tay, chân còn lại và cảm thấy bớt đau đớn hơn.
Bên cạnh đó, các bác sĩ khuyên những người mắc chứng đau “ma chi” cũng nên thường xuyên đọc sách, nghe nhạc; tập luyện các môn hoặc làm công việc yêu thích như đi bộ, bơi, đi xe đạp, làm vườn, nuôi chim, thú…; tìm cách thư giãn như tắm nước ấm hoặc nằm nghỉ, thiền, tập yoga; tham gia các câu lạc bộ cộng đồng… để có thể tạm quên đi những cơn đau.
Hiện tượng 'tay ma' đáng sợ
Một phụ nữ Tây Ban Nha 45 tuổi gặp phải một hiện tượng lạ có tên Raynaud. Các ngón tay trắng ngắt khi tiếp xúc với nước lạnh. Bệnh này khiến cho các mạch máu trong lòng bàn tay đi vào các ngón tay bị tắc nghẽn lại làm cho phần trên thì tím tái, phần dưới trắng bệch như xác chết. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi cô đụng vào nước lạnh.
Bàn tay của người phụ nữ khi nhiễm bệnh
Khi bàn tay của người phụ nữ này ấm lên thì máu sẽ trở lại. Tuy nhiên, quá trình này khiến cô rất đau đớn. Mặc dù hiện tượng tay ma không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của con người, nhưng nó khiến cho họ khó khăn trong việc sinh hoạt. Các ngón tay hầu như trở nên cứng và tê liệt mỗi khi bị cảm lạnh.
Tiến sĩ Marina Anderson, giảng viên cao cấp trong bệnh thấp khớp tại Đại học Liverpool cho biết, hiện tượng Raynaud xảy ra khi các mạch máu trong bàn tay và các ngón tay bị co thắt tạm thời, ngăn chặn dòng chảy của máu.
Nữ bệnh nhân người Tây Ban Nha có lẽ đã phát triển hệ thống xơ cứng - một rối loạn tự miễn dịch tương đối hiếm gặp liên quan đến những bất thường trong mao mạch. "Nó ảnh hưởng đến đường ruột với triệu chứng quen thuộc như ợ nóng và cứng khớp, rụng tóc, giảm cân và mệt mỏi. Căn bệnh cũng ảnh hưởng đến tim, phổi hoặc thận, thậm chí gây khó thở và huyết áp cao".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất