Khám phá

Khám phá bí ẩn về khu lăng mộ chứa đầy nước mắt của các thái giám

Chùa Từ Hiếu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này.

"Tác phẩm để đời" của tên bạo chúa tàn ác nhất lịch sử, giết cả mẹ lẫn 2 người vợ / Chuyện bi kịch về việc bị chồng rạch mặt để trả thù của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng

Chùa Từ Hiếu hay nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân thành phố Huế là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang chôn cất các quan thái giám của triều Nguyễn năm xưa.
Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là “thảo am đường” do hòa thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Sau đó vào khoảng năm 1848 “thảo am đường” được trùng tu và mở rộng nhờ sự giúp đỡ của một thái giám có tên là Châu Phước Năng.
Khi đến Huế bạn phải đến thăm chùa Từ Hiếu - một trong những ngôi cổ tự có nhiều điển tích của đất cố đô
Khi đến Huế bạn phải đến thăm chùa Từ Hiếu - một trong những ngôi cổ tự có nhiều điển tích của đất cố đô
Toàn bộ khu nghĩa trang của thái giám rộng khoảng 1.000 m2, có kích thước hình chữ nhật. Khu lăng mộ này được chia làm thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám. Bậc trên cùng là của thái giám Châu Phước Năng, người đóng góp nhiều nhất cho chùa vì vậy ngôi mộ này cũng to hơn những ngôi mộ nằm cạnh bên.
Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có hai ngôi mộ gió là ngôi mộ không có thi hài. Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia, đặc biệt là ngôi mộ số 22 chữ trên bia còn khá rõ. Trên bia của ngôi mộ này ghi: Hoàng triều cung giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, quê ở thôn Nhi, Hà Nội, mất tháng giêng năm Khải Định Thứ V.
Chính giữa khu lăng mộ có tấm bia làm bằng đá cao 1.1m rộng 0.7m tương truyền do Cao Xuân Dục là một quan đại thần nhà Nguyễn ghi lại tâm sự của các hoạn quan “khi sống chúng tôi tìm thấy đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi tìm thấy ở đây sự bình yên và khi chết chúng tôi được an tán cùng nhau”.
Thái Giám – những con người mang số phận bi thương
Thái giám ra đời từ thời Tây Chu ở Trung Quốc, đây là chức quan chiếm vị trí quan trọng trong triều đình xưa. Thời Nguyễn, ở giai đoạn đầu tiên, mỗi triều vua thường có đến 200 thái giám. Thời Khải Định, thái giám thường được triệu đến tấu nhạc, hầu chuyện cho vua nghe, cùng vua đi dạo... Thời vua Thành Thái, số lượng thái giám ở hoàng cung chỉ còn 15 người, đến khi vua Bảo Đại lên ngôi, đã bãi bỏ hoàn toàn việc tuyển thái giám.
Công việc của các thái giám là hầu hạ vua, hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ. Một vài thái giám khác được điều sang phục dịch cho các cung phi góa bụa của các đời vua trước. Thái giám còn là người tuyển lựa và ghi chép tên của các cung phi được vua “sủng ái hằng đêm”, sau đó báo với quốc sử quán để theo dõi dòng tộc hoàng gia về sau.
Thái giám thời xưa - người mang số phận nghiệt ngã.
Thái giám thời xưa - người mang số phận nghiệt ngã.
Nguyễn Du từng viết: “300 năm sau không biết có còn ai khóc Tố Như chăng?”, và các thái giám ở chùa cũng vậy, liệu càng về sau này có còn ai nhớ đến các thái giám và nơi an nghỉ của họ? Mọi người đến với chùa chỉ là để phúng viến, cầu nguyện chứ ít ai biết và quan tâm đến khu lăng mộ này. Một thời vàng son của quá khứ đã qua đi và các thái giám cũng như các câu chuyện về họ cũng lụi tàn theo năm tháng.Các thái giám sau khi bị loại bỏ sinh thực khí, sẽ bảo quản “bảo vật” của mình cẩn thận vì mất thì sẽ bị chém đầu. Bởi vì mỗi lần thăng quan tiến chức họ phải đem trình “bảo vật” của mình cho một nhóm người có địa vị trong triều đình để kiểm tra. Có những trường hợp, các hoạn quan phải mua lại sinh thực khí của những người khác. Tuy nhiên, việc này rất nguy hiểm, vì lộ ra sẽ phải bị chém đầu hoặc tru di cả họ vì tội lừa dối.
Phận đời đưa đẩy đã khiến nhiều thái giám có một nỗi sợ mãnh liệt lớn hơn cả cái chết, chết ở đâu, chết lúc nào… theo họ giờ không quan trọng mà quan trọng nhất là được chết toàn thây, được chết cạnh cái mà mình đã cắt bỏ đi để khi về thế giới bên kia mình được chứng nhận là đã trải qua một kiếp con người. Đó cũng là cái kết “đáng buồn thay” cho cuộc đời của những con người “sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận”.
Ngày nay, khách đến chùa Từ Hiếu vãn cảnh nhưng thường không biết đến sự tồn tại của khu lặng mộ này, hầu hết cảnh vật ở đây đã rêu phong, phủ màu hoang tàn, lạnh lẽo. Chỉ tháng 11 âm lịch hàng năm, chùa mới tổ chức lễ cúng viếng cho các thái giám để an ủi cuộc đời đầy cơ cực của họ.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm