Khám phá bí ẩn về 'sinh vật lạ' bên trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế Trung Hoa sống được bao lâu dưới lăng mộ? / Quý tộc xưa thường bỏ trứng gà vào lăng mộ khi chôn cất
Vào năm 2004, các chuyên gia đã tiến hành khai quật ngôi mộ có niên đại khoảng 2.300 tuổi nằm ở cố đô Trường An. Được biết, ngôi mộ thuộc về Hạ Cơ phu nhân - bà nội của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Qua quá trình khai quật và nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện bên trong ngôi mộ cổ có chứa nhiềuxương vượn. Lý giải về điều này, các nhà nghiên cứu cho hay, quý tộc Trung Quốc thời cổ đại thường nuôi vượn và một số loài khác để làm thú cảnh .Việc tìm thấy hài cốt của một loài vượn lạ đã tuyệt chủng cũng cho thấy vào thời điểm ấy, loài vật này được coi là cao quý và được giới quý tộc Trung Quốc rất ưa chuộng.
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khảo cổ ngạc nhiên là hộp sọ nguyên vẹn và bộ hài cốt vượn trong ngôi mộ bà của Tần Thủy Hoàng là giống vượn mới được tìm thấy lần đầu, loài vượn này sau đó được đặt tên là Junzi imperialis.Theo kết quả nghiên cứu, vượn Junzi có trán dốc, xương gò má hẹp và lông mày gồ ghề hơn so với các loài vượn khác. Răng hàm của loài vượn này có kích thước bất thường.
Đây thực sự là phát hiện đặc biệt đáng chú ý vì vào thời cổ đại không có vượn sinh sống trong khu vực thuộc kinh thành Trường An. Con vượn trong ngôi mộ cổ có thể từng là vật nuôi yêu thích của Hạ Cơ phu nhân. Đáng tiếc là loài vượn này đã tuyệt chủng, có thể là do các hoạt động của con người như săn bắn và phá rừng cách đây khoảng 300 năm.
Bằng cách tạo ra những mô hình máy tính 3D của các mảnh hộp sọ vượn và phân tích, đo lường về hình thái học, Tiến sĩ Samuel Turvey, nhà sinh vật học bảo tồn và các cộng sự tại Hiệp hội Động vật học London cho biết giống vượn trong mộ cổ có sự khác biệt về hình dạng với khoảng 20 loài vượn hiện nay.
Cụ thể, vượn Junzi có trán dốc, xương gò má hẹp và lông mày gồ ghề hơn so với các loài vượn khác. Alejandra Ortiz, nhà nghiên cứu tại ĐH Arizona (Mỹ), cho biết răng hàm của con vượn này có kích thước bất thường.Những sự khác biệt rõ rệt này cho thấy Junzi là một loài vượn mới.
Các chuyên gia suy đoán, loại vượn này trở thành thú cưng của Lady Xia có thể là do nó là một trong những cống phẩm được các địa phương chuyển đến Trường An.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù