Khám phá dấu tích xưa của lực lượng Biệt động Sài Gòn
Những kỷ vật gắn với lực lượng Biệt động Sài Gòn được đặt tại ngay căn cứ hoạt động ngày trước, dễ dàng cho du khách tham quan, tìm hiểu.
Chùm ảnh hiếm có khó tìm về một Sài Gòn rực rỡ những năm 90 / Những ẩn số xung quanh cuộc đời cô Ba, hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định nằm trên đường Trần Quang Khải, quận 1. Nơi này trước đâylà cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai, hay còn gọi là Mai Hồng Quế). Hiện nay, ngôi nhà do ôngTrần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) quản lý. Ông Bình đang cải tạo những địa điểm trên thành quán cà phê kết hợp tham quan cho du khách.


Thang máy cổ đưa khách lên tầng 2 của căn nhà để bắt đầu tham quan khu trưng bày một số kỷ vật không chỉ liên quan đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà còn gắn với cuộc sống của người dân Sài Gòn qua nhiều thời kỳ.

Bên trong khu trưng bày có một số kỷ vật do ông Năm Lai để lại, một số do ông Bình tìm mua và một số do cựu chiến binh tặng.

Không gian phòng khách được bày trí khá đơn giản. Các chi tiết như điện thoại, máy cát-sét, bình ấm trà, bình thuỷ... được đưa vào trang trí sau.

Chiếc xe cổ được những người lính biệt động Sài Gòn sử dụng trước năm 1975.

Khách đến tham quan có thể theo dõi những thước phim về lực lượng biệt động Sài Gòn. Chỉ cần yêu cầu, nhân viên nơi đây sẽ thực hiện.

Đoạn xích đồng dùng để kéo đạn lên súng trên chiến hạm Ailette (L'Escarmouche) của Pháp. L'Escarmouche là niềm tự hào của nước Pháp, từng tham gia trong Thế chiến thứ hai rồi sang tham chiến tại Việt Nam. Chiến hạm này từng bị lính biệt động Trần Văn Hãng và đồng đội tấn công năm 1946.Đoạn dây xích là kỷ vật của ông Hãng.

Những chiếc máy cát-sét, chai lọ cũ cũng được trưng bày để tiện cho khách tham quan.

Không gian tại địa chỉ 113A Đặng Dung,phường Tân Định, quận 1, TP.HCMcũng là nhà của ông Năm Lai ngày trước. Nơi đây có 2 di tích lịch sử gồm Hộp thư bí mật và hầm nổi của Biệt động Sài Gòn.Thời đó, ông Năm Lai dưới vỏ bọc là một nhà thầu xây dựng, mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Ông Năm Lai giao căn nhà lại cho cặp vợ chồng Đỗ Miển, Nguyễn Thị Sự quản lý. Vợ chồng ông Miển cất giấu tài liệu, giấy tờ, súng ngắn... của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn ở 2 hộp thư bí mật này.Đây là hộp thư bí mật ẩn dưới chân cột nhà bếp, khi gỡ miếng gạch lên sẽ thấy chân cột bị hổng, đủ chỗ chứa cho nhiều vật dụng nhỏ.

Một góc hộp thư bí ẩn khác đặt dưới miếng gạch bông. Những đồng chí giao liên trong vai người đến quán ăn cơm, uống cà phê sẽ lén để thư từ tại đây. Sau đó vợ chồng ông Miển sẽ lấy thư đưa cho lực lượng biệt động Sài Gòn.

Hai khách nhí đang tham quan hầm nổi trên lầu được ông Năm Lai xây dựng riêng. Nơi này thông với căn nhà sát bên dùng để cất giấu giấy tờ, vàng bạc, thuốc thang... đựng trong những chiếc lon. Khi cần, lính biệt động dùng dây kéo được cột sẵn vào những chiếc lon, kéo lên. Nếu nhìn bằng mắt thường khó có ai có thể phát hiện dưới tấm gỗ là căn hầm bí mật.

Một căn hầm bí ẩn khác nằm gọn trong tủ quần áo. Khi bị phát hiện hay có nguy hiểm, lực lượng biệt động trên lầu sẽ trốn nhanh vào tủ, khoá trái cửa và mở nắp hầm để đi xuống tầng trệt, mở cửa sổ và trốn thoát.

Một số hiện vật như mũ cối, bàn ủi than, máy quạt được trưng bày.

Trong không gian quán có treo nhiều tranh ảnh với thông tin gần như đầy đủ về lực lượng biệt động Sài Gòn từng hoạt động tại ngôi nhà của ông Năm Lai.

Khách tham quan nếu muốn chụp ảnh với các kỷ vật đều được tự do thực hiện.

Máy may và bàn ủi cũ được đặt dưới chân cầu thang gỗ và hiện vẫn có thể sử dụng.

Chiếc xe đạp từng được lính biệt động sử dụng cũng được trưng bày. Phía sau là một số dụng cụ quen thuộc với đời sống sinh hoạt của lính biệt động năm xưa. Bên tay trái là chiếc tủ quần áo nguỵ trang cho căn hầm bí ẩn bên trong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không

Tỉnh duy nhất của Việt Nam tên gọi có ba từ
Cột tin quảng cáo