Khám phá Khung cảnh bên trong bảo tàng 'thợ săn' ở Romania
Đây chính là khuôn mặt thật của các hoàng đế La Mã huyền thoại, được AI phục dựng từ tượng điêu khắc trong bảo tàng / Bức tranh lạ ở bảo tàng Cố Cung: Trăm năm không ai hiểu, phóng to 10 lần, bí ẩn ở góc phải lý giải tất cả
Bảo tàng săn bắn August von Spiess ở Romania có trưng bày nhiều vật phẩm từ Thời kỳ đồ đá đến thế kỷ 20. |
Bảo tàng săn bắn August von Spiess độc đáo và hơi rùng rợn ở Romania thu hút những người quan tâm đến việc tìm hiểu sâu về thế giới của thợ săn.
Nơi đây cho thấy lịch sử săn bắn từ thời kỳ đồ đá đến thế kỷ 20, nhưng tập trung cụ thể vào August von Spiess (1864-1953), thợ săn nổi tiếng và Bậc thầy săn bắn cho hoàng gia Romania.
Bảo tàng mở cửa từ năm 1966, nằm trong dinh thự cũ của August von Spies ở Sibiu, Transylvania. Người đàn ông này đã có một cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng.
Nhưng cuộc đời binh nghiệp của mình sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Sau đó ông được Vua Ferdinand I của Romania bổ nhiệm làm người quản lý những cuộc đi săn Hoàng gia từ ngày 1/7 năm 1921. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1939.
Vào cuối những năm 1930, ông đã thực hiện hai chuyến thám hiểm đến châu Phi để tham gia vào các cuộc đi săn và hoàn thành bộ sưu tập chiến tích của mình với thêm nhiều loài kỳ lạ.
Ông sở hữu bộ sưu tập có hơn 1.000 chiến lợi phẩm săn bắn. Trong đó, ông cho xây dựng ba chuồng chim lớn, một chuồng chim nhỏ và nuôi tới 15 con đại bàng.
Bên trong bảo tàng mang tên người thợ săn nổi tiếng này có rất nhiều phòng với chức năng khác nhau. Đầu tiên, du khách có thể tìm hiểu lịch sử săn bắn với các công cụ thô sơ như giáo, nỏ ... ở căn phòng thứ nhất.
Ở căn phòng thứ hai chứa nhiều chiến lợi phẩm săn bắn gồm các loài chim và một số loài động vật lông thú cỡ vừa, nhỏ. Căn phòng thứ ba dành riêng cho August von Spiess, nơi trưng bày nhiều vật dụng mà ông từng dùng như khẩu súng săn yêu thích, sách, bài báo nói về ông cũng như các đồ dùng cá nhân và ảnh.
Ở căn phòng thứ tư là nơi trưng bày nhiều chiến lợi phẩm săn bắn từ vùng núi Carpathian, bao gồm hươu, gấu hay lợn rừng ...
Cuối cùng là 'phòng châu Phi', nơi trưng bày những vật phẩm về linh dương, tê giác, ngựa vằn hay linh dương sừng kiếm.
Người phụ trách bảo tàng hiện tại Ana-Maria Papureanu cho biết: "Thông điệp và mục đích của bảo tàng chính là nhấn mạnh việc bảo vệ sự phong phú tự nhiên của hệ động vật ở Romania và những người thợ săn cũng có nghĩa vụ đóng góp vào quá trình này. Nếu môi trường sống được bảo vệ thì động vật hoang dã cũng được bảo vệ. Là một thợ săn bạn cần biết về con mồi, tìm hiểu đặc tính sinh học, hành vi của chúng và cách nó tác động đến hệ sinh thái địa phương nếu nó bị loại bỏ.
Con người không còn sống trong thời kỳ mà săn bắn là phương tiện để sinh tồn nữa. Ngày nay, săn bắn có thể coi là một môn thể thao nhưng nếu khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi. Tôn trọng và yêu thiên nhiên chứ không chỉ dừng lại ở việc khai thác".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách