Khám phá

Khám phá ngôi chùa hơn 700 tuổi cổ nhất Miền Trung

Chùa Hoằng Phúc (còn có tên là chùa Kính Thiên, chùa Quan) là một  trong những ngôi chùa cổ nhất ở Miền Trung thuộc thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km về phía Nam.

Khám phá cổ trấn đỏ rực dưới chân Vạn Lý Trường Thành / Khám phá Phố cổ Ciqikou của Trung Quốc

ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Tam quan nội của Chùa Hoằng Phúc nằm sau cây cầu bắc qua hố nước

Theo sử sách, vào năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm chùa và cầu phúc đức cho dân. Khi đó chùa Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự. Trải qua thời gian chùa đã bị hư hỏng nặng do bom Mỹ đánh phá năm 1967 và cơn bão số 12 năm 1985, chùa tiếp tục bị sụp đổ.

ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Chiếc cổng cũ của Chùa được lưu giữ như một chứng tích

Những năm sau đó, chùa được dựng tạm để phục vụ nhu cầu tâm linh của quần chúng. Năm 2014, chùa Hoằng Phúc được khởi công xây mới, hoàn thành vào năm 2016. Nhân dịp khánh thành, chùa được trao bằng Di tích quốc gia Việt Nam.

ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Không gian bên trong nhà thờ Tổ
ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Nhà thờ tổ nằm sau Tam Bảo

Tính từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông ghé vào Am Tri Kiến đến nay, chùa Hoằng Phúc đã có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Nơi đây không những là nơi thờ tự đức Phật, hoằng dương phật pháp mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử của quê hương qua các thời kỳ.

ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Tam Bảo và nhà thờ Tổ được kết nối bằng tả hữu hành lang đặt hàng tượng La Hán

Sau khi tái thiết, chùa Hoằng Phúc mang không gian, bố cục và kiến trúc chùa Việt truyền thống. Vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa. Hiện nay chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật đặc biệt, như đại hồng chung cao 1,15m, đường kính thân chuông 0,57m, chu vi 1,45m được đúc vào thời vua Minh Mạng và cổng Tam Quan, nền nhà Chính điện. Tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.

ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Đài thờ Quán Thế Âm Bồ Tát nằm ở hồ nước phía trái Tam bảo khi đi từ tam quan nội vào
ngoi chua hon 700 tuoi co nhat mien trung
Chiếc giếng cổ trong sân chùa

Chùa Hoằng Phúc không chỉ phục vụ cho nhu cầu tính ngưỡng cho người dân mà còn phục vụ nhu cầu tham quan, lễ phật của du khách thập phương, góp phần phát triển ngành du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm