Khám phá những "thị trấn ma" nổi tiếng nhất trên thế giới
Cận cảnh sự ‘đổ nát hoang tàn’ đến đáng sợ tại thị trấn ma nổi tiếng ở California / Lạnh gáy bên trong "thị trấn ma" chỉ có 20 người sinh sống trong 430 khu nhà
Virginia, Mỹ
Thị trấn ở bang Montana được thành lập vào năm 1863 với 10.000 cư dân sinh sống, chủ yếu là những người khai thác vàng. Mặc dù nơi đây bị bỏ hoang từ năm 1961, nhưng nhiều du khách vẫn tới đây khám phá và tìm vàng. |
Craco, Italia
Sau nhiều thảm họa thiên nhiên, thị trấn Craco hoàn toàn không có người sinh sống vào những năm 1980. Nơi đây trở thành bối cảnh cho nhiều bộ phim nổi tiếng như Vua David và Cuộc khổ nạn của Chúa. |
Terlingua, Mỹ
Thị trấn từng là nơi sinh sống của những công nhân khai thác bạc, nhưng đến năm 2010, dân số ở đây chỉ còn 58 người. Hiện tại, Terlingua là thị trấn “ma” thu hút nhiều du khách nhất ở bang Texas, cho dù nơi đây chỉ còn những chiếc ô tô hỏng, nhà thờ cũ và nghĩa địa. |
Đảo Hashima, Nhật Bản
Hòn đảo từng là nơi sinh sống của 5.000 người cho đến những năm 1970, khi các mỏ khai thác than ở đây bị đóng cửa. Hashima được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2015. |
Kennecott, Mỹ
Thị trấn mỏ được thành lập vào năm 1911 trước khi trở nên hoang phế vào năm 1938 khi đoàn tàu cuối cùng rời khỏi đây. Ngày nay, thị trấn trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở bang Alaska. |
Kolmanskop, Namibia
Kolmanskop từng là một thị trấn nhộn nhịp với nhiều ngôi nhà lộng lẫy khi nơi đây có các mỏ khai thác kim cương vào đầu những năm 1900. Thị trấn trở nên hoang phế và bị sa mạc xâm lấn khi người dân rời đi sau cuộc Thế chiến thứ nhất. |
Animas Forks, Mỹ
Thị trấn được thành lập vào năm 1873, nhưng cư dân bỏ đi nơi khác sinh sống khiến nơi đây trở thành địa điểm hoang phế giữa thung lũng xanh mướt. |
Đảo Ross, Ấn Độ
Hòn đảo từng là nơi sinh sống của những người Anh giàu có vào thế kỷ 19, nhưng bị bỏ hoang sau trận động đất năm 1940. Ngày nay, du khách có thể tới đây khám phá phong cảnh và tìm hiểu lịch sử. |
Rhyolite, Mỹ
Hàng nghìn người tới thị trấn Rhyolite định cư vào đầu những năm 1900 để tìm kiếm vàng. Nhưng thời kỳ hoàng kim kết thúc vào năm 1920, khi số dân giảm về 0 và nơi đây trở thành thị trấn “ma”. |
Oradour-sur-Glane, Pháp
Thị trấn chứng kiến cuộc thảm sát của phát xít Đức vào năm 1944, khiến 642 cư dân thiệt mạng. Sau đó, chính phủ Pháp đã bảo tồn ngôi làng như một di tích lịch sử. |
Calico, Mỹ
Thị trấn mỏ từng là nơi sinh sống của 3.000 cư dân. Nhưng sau khi kim loại bạc mất giá trị vào giữa những năm 1890, các thợ mỏ và người dân ở đây đã rời đi nơi khác. |
Bodie, Mỹ
Nếu du khách đang tìm kiểm trải nghiệm tại một thị trấn “ma” đích thực, thì Bodie là sự lựa chọn phù hợp. Đây là một trong những địa điểm bỏ hoang còn nguyên vẹn nhất ở Mỹ. |
Balestrino, Italia
Thị trấn bỏ hoang ở Liguria cách thành phố Genoa khoảng 70 km về phía tây nam. Do động đất và những bất ổn về địa chất, các cư dân cuối cùng đã rời bỏ thị trấn vào những năm 1950. |
Glenrio, Mỹ
Thị trấn đường tàu này rơi vào tình trạng bỏ hoang, sau khi ngành công nghiệp tàu hỏa Mỹ suy thoái và nơi đây được bảo tồn như một di tích lịch sử quốc gia vào năm 2007. |
Plymouth, Montserrat
Từng là thủ đô trên đảo quốc Montserrat, nhưng thị trấn Plymouth đã bị bỏ hoang hoàn toàn vào năm 1997, sau khi nó bị nhấn chìm một phần bởi dung nham núi lửa vào năm 1995. |
Garnet, Mỹ
Thị trấn mỏ này được thành lập từ những năm 1860 và số dân 1.000 người. Nơi đây được biết đến là thị trấn “ma” nguyên vẹn nhất ở bang Montana. |
Kadykchan, Nga
Các tù nhân đã xây dựng lên thị trấn mỏ này trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng nó đã bị đóng cửa sau một vụ nổ khiến 6 người thiệt mạng vào năm 1996. Cư dân buộc phải rời đi nơi khác để sinh sống. |
Kayaköy, Thổ Nhĩ Kỳ
Đường phố không một bóng người và các ngôi nhà đổ nát là tất cả những gì bạn sẽ thấy khi tới thị trấn “ma” Kayaköy. Cuộc sống nơi đây từng rất nhộn nhịp vào đầu thế kỷ 19, nhưng 2 triệu cư dân phải sơ tán trong cuộc chiến tranh Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1922. |
Agdam, Azerbaijan
Hơn 28.000 cư dân từng sống tại thị trấn Agdam đã buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh vào năm 1993. Nơi đây giờ chỉ còn là đống đổ nát.
Hơn 28.000 cư dân từng sống tại thị trấn Agdam đã buộc phải chạy trốn khỏi nhà của họ trong cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh vào năm 1993. Nơi đây giờ chỉ còn là đống đổ nát. |
Al-Ula, Ả-rập Saudi
Thị trấn này bị bỏ hoang từ cách đây 40 năm, sau khi các cư dân chuyến tới một thị trấn mới gần đó. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc