Kho báu Ai Cập "xuyên không" đến châu Âu, xuất hiện bên 155 hài cốt
Khối sắt vụn có lai lịch bất thường bỗng dưng trở thành bảo vật quốc gia: Dùng để trấn áp một con quái vật? / Mục sở thị tượng Nam thần - "Bảo vật quốc gia" tại Bạc Liêu
Theo Heritage Daily, ngoài kho báu Ai Cập, bên trong hầm mộ còn có các con dấu hình trụ làm từ khoáng chất hematit với những cổ tự Lưỡng Hà (Iraq ngày nay), một số viên đá quý đỏ carnelian từ Ấn Độ, đá quý xanh Iapis Iazuli từ Afganistan, hổ phách từ vùng Baltic.
Mặt dây chuyền vàng hình hoa sen xanh - biểu tượng đặc biệt của người Ai Cập - Ảnh: Peter Fischer
Chỉ có một cách lý giải cho việc các bảo vật từ những nơi xa xôi, nhiều điểm trên 1.000 km, như vượt thời gian và không gian, hội tụ tại hòn đảo này: đây phải là trung tâm của những tuyến đường biển thương mại thời đại đồ đồng. Như vậy, kho báu cũng là bằng chứng cho hoạt động giao thương phát triển ở mức khó tin của người dân nơi đây.
Giáo sư Peter Fischer từ Đại học Gothenburg, người đứng đầu dự án The Söderberg Expedition, cho biết 2 hầm mộ chứ tổng cộng 155 hài cốt, niên đại khoảng 3.000 năm. Các nhà khảo cổ đã mất tận 4 năm cho việc khai quật bởi các hài cốt cực kỳ mong manh sau nhiều thiên niên kỷ bị chôn cất trong đất mặn.
Hai món trang sức vàng ròng quý giá khác - Ảnh: Peter Fischer
Kho báu Ai Cập chủ yếu là những trang sức quý, là đồ tùy táng của các hài cốt nói trên. Các thi thể được xếp chồng lên nhau cho thấy đó là dạng hầm mộ được sử dụng qua nhiều thế hệ.
Rõ ràng người trong hầm mộ là giới thượng lưu, trong đó có nhữngnhân vật đặc biệt tôn quý, ví dụ như một đứa trẻ 5 tuổi được mang một chiếc vòng cổ, một đôi hoa tai và vương miện, tất cả đều bằng vàng ròng.
Chưa kể, các báu vật Ai Cập nói trên được tạo ra ở Ai cập vào thời nữ hoàng huyền thoại Nefertiti (khoảng năm 1350 trước Công Nguyên), trong đó có những món trang sức được chế tác y hệt những món vị nữ hoàng này đeo như mặt dây chuyền vàng hình sen xanh Ai Cập, khảm đá quý.
Các món đồ gốm cổ cũng rất quan trọng. Không những chúng tinh xảo và có giá trị không tưởng, mà toàn là những món "hàng độc" được săn lùng từ khắp mọi nơi trên thế giới, ví dụ một chiếc bình uống rượu hình con bò đực.
Các nhà khảo cổ cho biết họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, bước tiếp theo sẽ là nghiên cứu DNA của các hài cốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc