Khám phá

Khủng long có thực sự là loài máu lạnh?

Hình ảnh những con khủng long máu lạnh, có vảy cứng thô ráp đã in sâu trong trí tưởng tượng của chúng ta bởi những bộ phim như "Công viên kỷ Jura" có thể không chính xác.

Vẻ đẹp tuyệt tác của tòa nhà cao nhất thế giới xuyên giữa tầng mây / Gấu nâu bị phán tử hình do tấn công con người

Chúng ta đã biết rằng nhiều con khủng long có lông vũ chính là tổ tiên của loài chim hiện đại. Chúng cũng có thể có âm thanh giống như hậu thế của mình, đó là tạo ra các âm thanh chói tai tương tự như chim thay vì gầm như những họ hàng khác.

Một nghiên cứu từ Đại học Yale cho thấy máu chảy qua khung khổng lồ của chúng sẽ ấm lên, có nghĩa là chúng có thể không phải là sinh vật máu lạnh. Những phát hiện này đến từ một phân tích về vỏ trứng hóa thạch.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

"Khủng long là cầu nối tiến hóa giữa các loài chim, vốn có máu nóng và bò sát, vốn là loài máu lạnh", Robin Dawson, người thực hiện nghiên cứu khi còn là nghiên cứu sinh về địa chất và địa vật lý tại Đại học Yale, nói. "Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng tất cả các nhóm khủng long chính có nhiệt độ cơ thể ấm hơn so với môi trường của chúng".

Các nhà nghiên cứu đã xét nghiệm hóa thạch vỏ trứng từ các loài khủng long như Troodon (loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ), Maiasaura (loài khủng long mỏ vịt) và Megaloolithus - loài khủng long khổng lồ.

Bằng cách xem xét thứ tự các nguyên tử oxy và carbon trong vỏ trứng hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã có thể tính được nhiệt độ bên trong cơ thể của khủng long. Đó là một quá trình gọi là "đo nhiệt độ đồng vị vón cục".

"Chúng tôi nghiên cứu vỏ trứng vì chúng được hình thành bên trong cơ thể khủng long và hoạt động giống như một chiếc nhiệt kế cổ đại", Pincelli Hull, Phó giáo sư tại Khoa Địa chất và Địa vật lý của Đại học Yale, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Để giúp hiểu được nhiệt độ của môi trường xung quanh khi trứng được đẻ ra, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích tương tự trên vỏ hóa thạch của động vật không xương sống máu lạnh, lấy nhiệt độ của môi trường xung quanh.

Họ phát hiện ra rằng các mẫu mà họ thử nghiệm cho thấy nhiệt độ cơ thể của khủng long ấm hơn so với môi trường xung quanh. Vì vậy, không giống như các loài bò sát, vốn dựa vào nhiệt từ môi trường, nghiên cứu chỉ ra rằng khủng long có khả năng sinh nhiệt bên trong.

 

Mỗi loài khủng long đều có nhiệt độ cao khác nhau so với môi trường xung quanh. Các mẫu vật từ loài Troodon cho thấy chúng có nhiệt độ ấm hơn tới 10 độ C, trong khi Maiasaura ấm hơn 15 độ C. Các mẫu của loài Megaloolithus cho thấy nhiệt độ của chúng cao hơn từ 3-6 độ C.
"Những gì chúng tôi tìm thấy chỉ ra rằng khả năng chuyển hóa nhiệt độ của chúng cao hơn so với môi trường là đặc điểm tiến hóa sớm của khủng long", Dawson, tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí Science Advances, chia sẻ.

Cuộc tranh luận về việc khủng long có máu nóng hay máu lạnh đã nổ ra từ lâu, một nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy chúng nằm ở giữa khoảng nóng và lạnh.

"Việc tìm hiểu vấn đề này hết sức quan trọng. Nó thay đổi cách chúng ta suy nghĩ tích cực và cách khủng long tương tác với môi trường", ông Hull nói.

Mặc dù từng gây tranh cãi, nhưng giờ đây người ta chấp nhận rộng rãi rằng nhiều loài khủng long sẽ có cấu trúc giống như loài lông vũ.

 

Tuy nhiên, tại sao khủng long lại mọc lông vẫn là một chủ đề thảo luận lớn. Dawson cho biết nghiên cứu này cho thấy rằng lông vũ sẽ giúp khủng long giữ ấm.

"Việc phát triển lông vũ có thể giúp khủng long trong thời kỳ tiến hóa thành chim giữ ấm cơ thể bởi kích thước cơ thể của chúng ngày càng giảm. Lông vũ có thể được sử dụng cho mục đích bay hay thu hút bạn tình", theo Dawson.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm