Khủng long cũng vẫy đuôi khi ve vãn 'bạn tình'
Phát hiện mới về cá sấu khổng lồ từng ăn thịt khủng long / Phát hiện dấu chân khủng long khổng lồ tại Mông Cổ
Kết luận thú vị này của các nhà khoa học dựa trên việc giải phẫu chiếc đuôi của loài thằn lằn cổ đại. Ở những con oviraptor giai đoạn sau này các nhà khoa học phát hiện ra rằng đoạn cuối xương sống của chúng nhô ra thành đuôi. Đó chỉ là một đoạn xương thẳng, hoặc có chia đốt nhưng không thể uốn qua uốn lại. Phần tận cùng của xương sống có dấu vết của các cơ bắp mạnh.
Những con khủng long oviraptor dùng chiếc đuôi của chúng để tán tỉnh 'bạn tình'. |
Người ta không phát hiện ra các dấu vết nào chứng tỏ oviraptor đã từng dùng đuôi như một vũ khí quật đối thủ để tự vệ như những loài khủng long khác, mà những nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng đuôi của chúng được che phủ bởi những chiếc lông vũ sáng màu. Và như vậy thì đuôi của chúng chẳng có thể dùng vào việc gì khác hơn là một “đồ trang điểm” để quyến rũ những bạn tình của mình vào cuộc ái ân bằng cách vẫy đuôi liên tục trong mùa sinh sản hàng năm.
Nếu kết luận ấy của các nhà khoa học được khẳng định thì đuôi của khủng long oviraptor là một ví dụ về ảnh hưởng của việc lựa chọn giới tính được thể hiện trên giải phẫu của các loài thằn lằn cổ đại.
Trước đây một nhóm nghiên cứu khác đã chỉ ra nguyên nhân tạo thành những chiếc răng nanh lớn ở loại khủng long ăn cỏ. Ngoài ra người ta còn cho rằng sự lựa chọn giới tính đã làm xuất hiệnnhững loại khủng long có cánh đầu tiên, lúc đầu không phải để bay mà chỉ để trang trí mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản