Kinh ngạc trước kỹ thuật lấy gỗ "có một không hai" của người Nhật
Phát hiện đô thị cổ Maya có thể viết lại lịch sử loài người / '360 độ' kỳ thú của các loài động vật có vú

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí.
Các chồi cây sau khi phát triển sẽ được cắt tỉa cẩn thận khoảng 2 năm một lần, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.
![]() |
Những cây gỗ thẳng đứng khôngcó nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri. |
Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ có thể thu hoạch dưới dạng gỗ Kitayama hoặc được trồng lại để tái sinh rừng.
Hai thập kỷ có vẻ như là một thời gian dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cây trồng trên đất.
Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi Sukiya-zukuri, một phong cách kiến trúc đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu tự nhiên nở rộ. Những khúc gỗ Kitayama thẳng và không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Tuy nhiên, diện tích đất trồng có hạn, do vậy để đáp ứng nhu cầu, kỹ thuật Daisugi đã ra đời.
![]() |
Đến nay ở Kyoto, Nhật Bản vẫn có những cây mẹ hàng trăm năm tuổi |
Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng theo đó là được sử dụng hạn chế hơn. Dù vậy, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.
Đến ngày nay, những 'cây mẹ' vẫn có thể tìm thấy ở một số khu vực nhất định của Nhật Bản. Một số trong những cây khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Thoát chết ngoạn mục, ngựa vằn tung cú đá “trời giáng” khiến sư tử gục ngã
CLIP: Sư tử né đòn tử, tung cú cắn chí mạng hạ gục linh dương đầu bò
CLIP: Hà mã mẹ lấy thân che con, hy sinh anh dũng trước đòn tấn công chí mạng
CLIP: Trâu mẹ húc bay sư tử, giải cứu con non khỏi móng vuốt tử thần
Chưa đầy 2 tháng tới, thị xã lâu đời nhất Việt Nam sẽ bị gạch tên vai trò khỏi bản đồ hành chính

CLIP: Lạc đà Guanaco trúng đòn hiểm vẫn bật dậy chạy trốn báo sư tử