Lạ mắt ngôi nhà xây quanh thân cây khổng lồ 150 năm tuổi
Ai Cập đòi Anh trả lại tượng pharaoh 3.300 năm tuổi nghi bị đánh cắp / Cuộc đời xa hoa của vị vua giàu nhất lịch sử, tài sản tới 400 tỷ USD
Ngày nay, nơi ở của gia đình Kesharwanis đã trở thành một trong những cảnh quan gây choáng váng nhất ở ngôi làng thuộc Jabalpur, khi cái cây 150 năm tuổi sừng sững giữa nhà, với các nhánh mọc xuyên ra từ cửa sổ, tường và mái nhà.
Cha mẹ của Yogesh Kesharwani đã xây ngôi nhà cách đây 25 năm. Anh cho biết đều đặn mỗi năm cây vẫn ra hoa kết trái. Dù mỗi khi di chuyển trong nhà, các thành viên đều phải đi vòng quanh thân cây to lớn, song họ đã quen với điều đó, thậm chí còn coi cái cây là một phần thân thiết của gia đình.
“Chúng tôi đều là những người yêu thiên nhiên và bố tôi muốn giữ lại cái cây”. Yogesh nói với AFP. “Chúng tôi biết chặt cây đi thì dễ, nhưng để trồng được một cái cây thế này thì khó lắm”.
Được biết đến với cái tên “peepal” trong tiếng Hindi, đây là cây được coi là linh thiêng ở Ấn Độ. Việc chặt cây bị nhiều người coi là bất khả xâm phạm. Trong Geeta, một văn bản tôn giáo của Ấn Độ giáo, người ta tin rằng có 350 triệu vị thần và nữ thần cư ngụ trong một cây peepal.
Gia đình Kesharwani cho biết ngoài việc giữ cho ngôi nhà mát mẻ, cây khổng lồ mọc xuyên qua nhà của họ cũng rất thiết thực theo quan điểm tôn giáo. Vợ Yogesh không phải đi chùa để cầu nguyện, cô ấy chỉ cần cầu nguyện trước cái cây mỗi sáng.
Yogesh nhớ lại rằng ngay sau khi ngôi nhà được hoàn thành, các sinh viên kỹ thuật và kiến trúc địa phương bắt đầu ghé qua để xem nó được xây dựng như thế nào. Ngày nay, nhà của ông là một trong những điểm tham quan thu hút chính của Jabalpur.
- Video:Lạ mắt ngôi nhà xây quanh thân cây khổng lồ 150 năm tuổi
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có một loại tử thi dù người nhà có trả nhiều tiền, nhân viên lò hỏa táng cũng không ai dám thiêu
Gia đình nữ Giáo sư được Bác Hồ đặc biệt quý mến: Mẹ là liệt sĩ, bố là Đại tướng lẫy lừng sử Việt
Tại sao lạc đà hầu như không có kẻ thù tự nhiên? Không có động vật nào khác ăn nó, tại sao?
Trẻ sơ sinh động vật có thể đi lại ngay sau khi sinh, tại sao trẻ sơ sinh loài người lại không thể làm được điều tương tự?
Học ngay cách chống muỗi 'bất bại' của người châu Phi, dù muỗi đậu khắp người cũng không cắn
Làng cổ trên mây ở Việt Nam nằm ở tỉnh nào?