Là thế lực gây khiếp đảm thời nhà Minh, sao Cẩm Y Vệ lại bị tiêu diệt toàn bộ chỉ trong 1 đêm?
Đánh bại quân Thục trong trận Di Lăng, vì sao Đông Ngô lại rút quân mà không thừa cơ tiêu diệt luôn Thục Hán? / Quan Vũ bị tiêu diệt, bộ hạ dưới trướng giả chết lừa quân Ngô để về đất Thục, sau này trở thành trụ cột của nhà Thục Hán
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, nhà Minh được biết tới là một vương triều sở hữu nhiều giai thoại hết sức ly kỳ.
Chẳng những sản sinh ra nhiều vị Hoàng đế bị cho là bất thường, triều đại này còn ghi nhận sự xuất hiện của không ít tổ chức đáng sợ khét tiếng như Đông Xưởng, Tây Xưởng, Cẩm Y Vệ…
Trong số đó, Cẩm Y Vệ được biết tới là một thế lực "đặc sản" của vương triều nhà Minh. Vào thời kỳ đầu, tổ chức mật vụ này nắm trong tay quyền hành vô cùng lớn. Thế nhưng khi Đại Minh thất thế, Cẩm Y Vệ lại dễ dàng bị tiêu diệt toàn bộ chỉ vẻn vẹn trong 1 đêm.
Vậy liệu rằng sự biến mất bí ẩn của tổ chức nói trên có ẩn tình gì hay không?
Sự hình thành và quá trình phát triển đầy chông gai của tổ chức mật vụ khét tiếng Minh triều
Hình minh họa: Nguồn Internet.
Cẩm Y Vệ được hình thành dưới thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương với mục đích ban đầu là giám sát, chỉnh đốn các đại thần không tuân theo vương pháp. Vào năm 1382, tổ chức này được thành lập với cơ cấu gồm 500 người.
Ở vào giai đoạn đầu, quyền hành trong tay Cẩm Y Vệ được xem là rất lớn. Họ có thể bắt bất kỳ người nào bao gồm cả hoàng thân quốc thích, cũng có thể tiến hành tra hỏi không công khai hay tra khảo bằng những hình phạt man rợn.
Bấy giờ, Cẩm Y Vệ chỉ nghe theo chỉ thị của Hoàng đế. Thủ lĩnh của họ đa phần là những võ tướng thân tín nhất và được tín nhiệm nhất khi đó.
Vì vậy nên đã có thời kỳ mà chỉ cần bước chân vào tổ chức Cẩm Y Vệ, ai cũng sẽ sở hữu cho mình một tiền đồ xán lạn.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Vào thời kỳ Chu Nguyên Chương còn tại vị, tình trạng tham quan lộng hành chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự thành lập của tổ chức Cẩm Y Vệ. Họ được xem là tai mắt của nhà vua để giám sát triều thần.
Thế nhưng chỉ vài năm sau đó, Chu Nguyên Chương dần nhận ra quyền lực của cơ quan mật vụ này đã trở nên quá lớn, liền buộc phải tìm cách áp chế và từ từ phế trừ thế lực ấy.
Sau khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, Cẩm Y Vệ lại bắt đầu được khôi phục. Vì để tiếp tục kìm chế quyền lực của họ, nhà vua đã thiết lập một cơ quan xưởng vệ khác có tên là Đông Xưởng.
Tất cả những người trong Đông Xưởng đều là hoạn quan thân tín của Hoàng đế. So với Cẩm Y Vệ, họ sở hữu lợi thế là gần gũi với Thiên tử hơn. Đây cũng là lý do khiến cho Đông Xưởng sau này trở thành một tổ chức mật vụ còn đáng sợ và khét tiếng hơn nhiều.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Tới thời Gia Tĩnh đế, quyền hành của Cẩm Y Vệ đã đạt tới đỉnh cao. Nguyên nhân là bởi thủ lĩnh của tổ chức trong giai đoạn đó là nhân vật có tên Lục Bỉnh.
Sinh thời, Lục Bỉnh là con trai nhũ mẫu của Hoàng đế, từ nhỏ trưởng thành bên cạnh nhà vua, hơn nữa lại từng có công cứu giá trong một lần xảy ra hỏa hoạn.
Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, ở vào thời kỳ đỉnh cao, lực lượng của Cẩm Y Vệ lên tới khoảng 200.000 người. Thành viên của tổ chức này được quyền điều tra, giam giữ, tra tấn mà không phải thông qua các thủ tục xét xử thông thường, chỉ cần nhận lệnh trực tiếp từ Hoàng đế.
Tuy nhiên sau đó, quyền lực của Cẩm Y Vệ lại ngày càng bị suy yếu và tiếp tục bị Đông Xưởng áp chế.
Cái kết đắng cho đội ngũ Cẩm Y Vệ: Bị diệt chỉ trong một đêm, dập tắt hy vọng phục quốc của nhà Minh
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Vào cuối thời nhà Minh, vì thế lực ngày càng suy yếu, nhân lực của tổ chức Cẩm Y Vệ cũng không còn nhiều. Đây chính là lý do khiến họ gần như không có cách nào ngăn cản khí thế áp đảo của cuộc khởi nghĩa do Lý Tự Thành cầm đầu.
Năm 1644, Lý Tự Thành đem quân công phá thành Bắc Kinh, vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Minh là Sùng Trinh liền treo cổ tự vẫn.
Thế nhưng trên thực tế, Cẩm Y Vệ cho tới lúc này vẫn chưa hoàn toàn biến mất dù cho đã bị suy yếu đi rất nhiều.
Bấy giờ, Chỉ huy sứ cuối cùng của tổ chức Cẩm Y Vệ là Mã Cát Tường vẫn may mắn sống sót. Thế nhưng Mã Cát Tường là một người chỉ giỏi nịnh hót chứ không có thực tài.
Đội ngũ Cẩm Y Vệ còn sót lại dưới tay nhân vật này cũng chẳng có cách nào vực dậy để trở về thời kỳ huy hoàng như trước kia.
Hơn nữa trên thực tế, tới cuối thời nhà Minh, địa vị của tầng lớp Cẩm Y Vệ đã không còn cao. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo kìm chế sự phục hồi của tổ chức mật vụ khét tiếng một thời ấy.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Tới khi tàn dư của hoàng tộc nhà Minh chạy xuống phía Nam và thành lập vương triều Nam Minh, sự tồn tại của Cẩm Y Vệ cũng chỉ có thể xem là thoi thóp chút hơi tàn.
Vào năm 1661, Hoàng đế Nam Minh là Vĩnh Lịch đã rơi vào bẫy của quân Thanh cấu kết cùng Quốc vương Miến Điện.
Kết quả là trên đường đi tới Miến Điện, lực lượng Cẩm Y Vệ dưới sự chỉ đạo của Mã Cát Tường đã bị quân Thanh nhanh chóng bao vây và tiêu diệt toàn bộ. Không lâu sau đó, Vĩnh Lịch đế cũng vong mạng dưới tay của Ngô Tam Quế.
Cùng với sự sụp đổ của vương triều Nam Minh, tổ chức mật vụ khét tiếng một thời là Cẩm Y Vệ cũng hoàn toàn biến mất từ đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ