Lăng mộ nghi của Gia Cát Lượng mở ra lần thứ 2: Không hổ danh thần cơ diệu toán
Không phải Lưu Bị, đây mới là người ngang Gia Cát Lượng về tài cầm quân, là bậc kỳ tài nhưng chết oan uổng, mang thân phận "bất tài", nguyên nhân tại vì sao? / Đây mới lý do thực sự khiến Lưu Bị và Gia Cát Lượng vừa gặp như đã "thấu tâm can" đối phương, lấy lý tưởng phục hưng Đại Hán, hóa ra nhiều "không tưởng"
Trong lịch sử Trung Quốc, sự xa hoa của các lăng mộ vương thất nhà Hán được cho là lấy cảm hứng từ hoàng đế Tần Thủy Hoàng; còn người lập nhiều ngôi mộ giả cho mình nhất được cho là Tào Tháo. Trước khi qua đời, Tào Tháo đã sắp xếp cho người mở cổng thành và khiêng quan tài từ nhiều hướng để không ai biết ông thực sự chôn cất ở đâu.
Vậy còn lăng mộ của Gia Cát Lượng, vị quân sư tài danh nhất cùng thời Tam Quốc thì sao? Thì ra, mộ Gia Cát Lượng có nhiều nét tương đồng với Tào Tháo. Cả hai đều chủ trương chôn đơn giản và "ngụy trang" để che mắt thiên hạ.
Hình minh họa. Hình ảnh: Lishiq
Gia Cát Lượng mất khi mới 53 tuổi. Có một câu chuyện phổ biến được truyền lại là: Trước khi qua đời, ông biết rằng mình sẽ không sống được bao lâu nên đã sớm tự thu xếp làm lễ tang cho mình. Ông dặn dò những người khiêng rằng đi đến khi sợi dây đứt thì đó là nơi hạ huyệt.
Bốn người lính đi bộ ba ngày ba đêm mà vẫn không thấy dây bị đứt, do đó họ đã đánh liều chôn cất ông giữa đường. Sau đó 4 người này bị phát hiện và thẳng tay xử tử, từ đó về sau không ai biết được Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.
Theo một số tài liệu, mộ của Gia Cát Lượng chỉ xuất hiện 2 lần trong lịch sử kể từ khi chôn cất.
Lần thứ nhất, được cho là liên quan đến Lưu Bá Ôn, người đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, và ông cũng là người nắm giữ rồi chôn giấu bí mật này.
Lưu Bá Ôn được người đời ca tụng là "thần cơ diệu toán" không kém gì tiền nhân Gia Cát Lượng, xuất hiện sau Gia Cát Lượng hơn 1000 năm. Lưu Bá Ôn đã tìm thấy ngôi mộ của Gia Cát Lượng dựa trên manh mối trong một số cuốn sách lịch sử và âm dương và ngũ hành mà ông đã học được.
Sau khi tự mình vào trong lăng mộ, ông giật mình khi thấy rằng bên trong có dòng chữ: "Chỉ có Bá Ôn ở đây". Ông không ngờ Gia Cát Lượng lại có khả năng tiên đoán trước cả ngàn năm như vậy.
Lưu Bá Ôn thấy vậy vô vùng nể phục nên lập tức phong tỏa lăng mộ và ngày đêm thờ cúng chân dung Gia Cát Lượng tại nhà để bày tỏ lòng thành kính.
Tất nhiên, những ghi chép kiểu như vậy chưa đủ cơ sở cho khoa học ngày nay.
CHIẾC QUẠT "HUYỀN THOẠI" TRONG NGÔI MỘ CỔChiếc quạt 'huyền thoại' trong ngôi mộ cổ. Hình ảnh: 163
Theo các chuyên gia khảo cổ, rất khó để điều tra các sự kiện của triều đại nhà Minh, nhưng chắc chắn rằng Gia Cát Lượng đã được chôn cất ở phía bắc Hán năm xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Cả các nhà khảo cổ đều hy vọng tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng để có thể khai quật bảo vệ.
Với sự phát minh của công nghệ hiện đại và công nghệ viễn thám vệ tinh, lăng mộ được cho là của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng được tìm thấy.
Nhưng đáng tiếc, khi mở ra, các chuyên gia vẫn không tìm thấy xương cốt của Gia Cát Lượng ở bên trong.
Họ chỉ phát hiện được một chiếc quạt lông, sau khi giám định cho thấy nó đã có hơn một nghìn năm tuổi trong lăng mộ. Ngoài ra các di vật văn hóa khác cũng rất hạn chế.
Sau khi nghiên cứu các tư liệu, các chuyên gia mới phát hiện ra rằng đây thực chất chỉ là một trong số rất nhiều ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng!
Trên thực tế, ở khắp Trung Quốc có rất nhiều di tích văn hóa liên quan đến Gia Cát Lượng. Một số bình luận cho rằng, đây rất có thể cũng là một phần trong kế hoạch của ông, nhằm ngăn thiên hạ làm phiền nơi chôn cất sau khi chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ